Món ăn bài thuốc dân gian chữa bệnh từ hạt mè
Từ thời xa xưa vừng đen đã được tôn vinh là một loại thực phẩm cao cấp, có tác dụng cường thân và chống lão suy. Danh y Đào Hoằng Cảnh gọi vừng đen là ?cự thắng tử? vì cho rằng, đó là loại hạt có thể mang lại thắng lợi lớn về mặt sức khỏe (cự = lớn, thắng = thắng, tử = hạt).
Đông y coi vừng đen là một vị thuốc bổ, có vị ngọt, tính bình; vào các kinh can, thận, phế và tỳ. Có tác dụng cường thân, nhuận ngũ tạng, đại bổ can thận, chống lão suy, làm đen râu tóc, … Thường dùng chữa các chứng suy nhược như tóc bạc sớm, huyễn vận (hoa mắt chống mặt do suy nhược), lưng gối đau mỏi, đại tiện táo bón…
Trong 100g hạt vừng đen có 21,9g protein (chất đạm); 61,7g lipit (chất béo); 7,3g gluxit (chất đường bột), 660 Kcalo nhiệt lượng; 564 mg canxi; 368g photpho; 50mg sắt; 0,85mg vitamin B1; 0,18mg Vitamin B2; 7,3mg niacin; ngoài ra còn có folic acid, saccharose, pentose, hắc sắc tố… Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
Vitamin E có tác dụng chống o-xy hoá, ngǎn chặn sự phá hủy tế bào của các gốc tự do, cải thiện tuần hoàn máu, phòng trị bệnh xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não, làm chậm quá trình lão suy, tǎng cường sự phân tiết của tuyến sinh dục và dịch vị, điều hòa trung khu thần kinh và dự phòng bệnh đục nhân mắt.
Các acid béo chưa bão hòa trong dầu vừng như linoleic acid, palmitic acid và lecithin có giá trị dinh dưỡng cao, rất dễ được cơ thể hấp thụ và lợi dụng, thích hợp với cả người cao tuổi và trẻ nhỏ. Đặc biệt chúng còn có tác dụng điều tiết lượng cholesterol trong máu, giúp cơ thể tiêu trừ những chất trầm tích trên thành động mạch và duy trì tính đàn hồi của huyết quản.
Niacin (nicotinic acid) có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản, tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh xạm da, da khô và viêm khoang miệng.
Các nghiên cứu hiện đại còn cho thấy: Đối với các chứng bệnh viêm thần kinh mạn tính và tǎng huyết áp, sử dụng vừng đen lâu dài có tác dụng trị liệu nhất định. Vừng đrn cũng là một loại thuốc xúc tiến đông máu, có tác dụng điều trị nhất định đối với bệnh tử điến do giảm tiểu cầu.
Một số món ǎn từ vừng
Cháo vừng: Vừng đen 6g, sao thơm, để riêng. Gạo tẻ 30g, cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Khi cháo chín cho vừng vào khuấy đều, thêm chút đường cho vừa khẩu vị. Dùng làm món ǎn điểm tâm buổi sáng. Có tác dụng bổ ngũ tạng, mạnh gân cốt, nhuận tràng và bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Chi ma ngẫu phấn ẩm: Vừng đen, bột ngó sen, gạo tẻ, củ mài, đường kính trắng – tất cả liều lượng bằng nhau. Vừng đen, gạo tẻ và củ mài sao riêng cho chín, sau đó tán thành bột mịn; cuối cùng trộn đều với bột ngó sen và đường kính, cất vào lọ nút kín dùng dần. Mỗi lần uống khoảng 30-40 g bột thuốc, hòa vào nước sôi như pha sữa bột. Bột này có tác dụng bổ dưỡng cả về trí lực và thể lực đối với người già và trẻ nhỏ (gia đình thực liệu hiệu phương).
Canh vừng dấm trứng gà: Vừng đen 30g, dấm ǎn 30g, thêm lòng trắng một quả trứng gà, nấu thành món canh, ngày ǎn 2 lần. Có tác dụng chữa tǎng huyết áp và làm giảm cholesterol trong máu (Thực phẩm đích doanh dưỡng dữ thực liệu).
Chữa tóc khô, sớm bạc: Dùng vừng đen, hà thủ ô chế – hai thứ liều lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, trộn với mật ong hoàn thành viên; mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần sau bữa cơm (Thực vật dược dụng chỉ nam).
Theo – Sức khoẻ và đời sống
Trả lời