Ngăn ngừa sỏi thận bằng sữa đậu nành
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng có nhiều đậu nành sẽ làm cholesterol giảm 12%, LDL giảm 13G, HDL không thay đổi. Chế độ dinh dưỡng có đậu nành có khả năng làm giảm nguy cơ gây vài loại ung thư có liên hệ tới kích thích tố như ung thư vú, tử cung, tuyến giáp.
Được mệnh danh là “thịt không xương”, đậu nành là loại thực phẩm vừa giúp phòng ngừa sỏi thận, vừa tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Được mệnh danh là “thịt không xương”, đậu nành là loại thực phẩm vừa giúp phòng ngừa sỏi thận, vừa tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Vì sao đậu nành có thể ngăn ngừa sỏi thận?
Trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình, mỗi khi nhận thấy nguồn đạm động vật quá dồi dào, có nguy cơ gây béo phì hoặc dư thừa mỡ, nhiều người vẫn thay thế bằng đạm thực vật, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành chính là lựa chọn cho lúc này.
Các nhà dinh dưỡng học cũng cho biết, trong thành phần của đậu nành có chứa đạm nhiều hơn thịt, cung cấp lượng canxi hơn sữa bò và nhiều lecithin hơn cả trứng. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn đậu nành còn giúp giảm các bệnh về tim mạch, ngăn ngừa ung thư và bảo vệ người bệnh khỏi sỏi thận.
Với người bệnh sỏi thận, chức năng thận đã suy yếu, khi ăn nhiều đạm động vật sẽ khiến bộ lọc hoạt động càng nặng nề, yếu kém hơn. Tuy nhiên, khi thay thế bằng đạm thực vật, mà cụ thể là đậu nành thì các chất trong đậu nành sẽ làm giảm sự thất thoát canxi trong nước tiểu. Bên cạnh đó, lượng protein trong nước tiểu giảm đáng kể nên giảm được tình trạng bệnh sỏi thận.
Như vậy, người bệnh sỏi thận có thể bổ sung đậu nành vào thực đơn hang ngày, có thể thay thế bằng các món như sữa đậu nành, tàu hũ, đậu hũ, tương…
Ăn đậu nành tốt cho tim mạch, ngăn ngừa ung thư
Estrogen là kích thích tố tự nhiên được noãn sào tiết ra, rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ quan sinh dục chính (tử cung, ống dẫn trứng) và sự nẩy nở của cơ quan sinh dục phụ như nhũ hoa, làm xương chậu có hình bầu dục rộng hơn để sinh đẻ dễ dàng. Estrogen còn cần để duy trì một sức khoẻ tốt cho sự tân tạo và tu bổ xương, cho hệ thống tim mạch, cho não bộ.
Khi tới tuổi mãn kinh, phụ nữ mất đi một khối lượng rất lớn estrogen nên họ phải chịu đựng nhiều thay đổi. Trung bình mỗi ngày ta cần 50mg isoflavones, số lượng này có đủ trong 30g đậu nành rang, 1 ly sữa đậu nành, 1/2 miếng đậu phụ, 1/2 ly bột đậu.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, chế độ dinh dưỡng có nhiều đậu nành sẽ làm cholesterol giảm 12%, LDL giảm 13G, HDL không thay đổi. Chế độ dinh dưỡng có đậu nành có khả năng làm giảm nguy cơ gây vài loại ung thư có liên hệ tới kích thích tố như ung thư vú, tử cung, tuyến giáp.
Người mắc bệnh thận, các chức năng thận suy yếu, tiết giảm đạm chất ăn vào là một phương thức trị liệu để bớt nặng nhọc cho thận. Nhưng khi đạm động vật được thay thế bằng đạm thực vật như đậu nành thì số lượng protein trong nước tiểu giảm, chứng tỏ thận bớt phải làm việc quá sức. Đạm đậu nành cũng làm giảm nguy cơ bệnh sỏi thận bằng cách không để canxi thất thoát qua nước tiểu.
Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15 – 25% glucose, 15 – 20% chất béo, 35 – 40% chất đạm với đủ các loại amino axit cần thiết và nhiều sinh tố, khoáng chất. So với thịt động vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng hơn: 100g đậu nành có 411 calo; 34g đạm; 18g béo; 165 mg calcium; 11mg sắt. Trong khi đó, thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21g đạm; 9g béo; 10mg calcium và 2,7mg sắt.
Theo Chất lượng Việt Nam
Trả lời