Nguy cơ mắc bệnh táo bón cao của dân văn phòng
Bệnh táo bón là một chứng bệnh thường gặp, không chỉ gây cho người bệnh những cảm giác khó chịu mà còn có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm hơn cho sức khỏe.
Trong nhịp sống hối hả và bận rộn, sự phổ biến của thực phẩm ăn nhanh chứa nhiều phụ gia, đường, muối, mỡ bão hòa, ít chất xơ, cộng thêm cơ thể ít vận động,… khiến số người bị táo bón ngày càng nhiều. Theo các cuộc khảo sát gần đây nhất, nhóm đối tượng chiếm tỉ lệ bệnh cao là dân văn phòng/công sở, do tính chất, áp lực công việc,…
Táo bón không chừa một ai
Theo số liệu thống kê của Đại học Y Dược TP.HCM, tại Việt Nam, cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh táo bón, 59% số bệnh nhân bị táo bón là do những nguyên nhân chủ quan. Riêng những năm gần đây, tình trạng bệnh ở độ tuổi từ 25-35, đặc biệt là đối tượng dân văn phòng, đang ngày càng tăng mạnh.
Hiểm họa táo bón với dân văn phòng
Bệnh táo bón là một chứng bệnh thường gặp, không chỉ gây cho người bệnh những cảm giác khó chịu mà còn có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm hơn cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây nên táo bón
– Do dinh dưỡng: những người bị táo bón thường có chế độ ăn không hợp lý, đặc biệt với những người ăn ít chất xơ. Người có chế độ ăn kiêng khắt khe cũng dễ bị táo bón.
– Uống ít nước: nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể và giúp thức ăn dễ tiêu hóa. Khi lượng nước không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể, rất dễ gây táo bón.
– Do tâm lý: thói quen nhịn đi cầu, đặc biệt là vừa đi vừa đọc sách, báo làm kéo dài thời gian đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.
– Một số nguyên nhân khác: bệnh lý ở đại tràng, các bệnh nội tiết như suy giáp trạng, cường giáp trạng… Sử dụng thuốc làm giảm chức năng vận chuyển đại tràng như: thuốc giảm đau, thuốc điều trị tăng huyết áp. Nghề nghiệp phải ngồi lâu, ít vận động cũng là một nguyên nhân của táo bón.
Hậu quả khó lường
Táo bón, một chứng bệnh nghe có vẻ đơn giản, nhưng đừng chủ quan coi thường, không ít người đã phải chịu những tác hại khôn lường từ chứng bệnh này, thậm chí dẫn đến tử vong vì “ủ bệnh” quá lâu mà không có biện pháp điều trị kịp thời.
Điển hình là chị Nguyễn Thị Lan, 32 tuổi, một nhân viên công sở bị táo bón mãn tính đã hơn 05 năm, mỗi lần đại tiện rất khổ sở, không chỉ ra máu mà còn lòi thịt ra cả hậu môn. Chị đã cắt trĩ đau đớn vô cùng, nhưng vẫn không hết. Chấp nhận sống chung với bệnh, mỗi lần lòi ra, chị lại ấn vào, nhưng gần đây chỗ đó xuất hiện cả một khối phồng như quả cà chua, thường kèm theo rớm máu, đau, chảy nhầy hoặc són phân liên tục, không ấn vào được. Đoạn trực tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các mảng hoại tử.
Nguy hiểm hơn, trường hợp của anh Đinh Văn An là trưởng phòng 1 công ty xây dựng tại Q.2. Do phải làm việc liên tục, cộng thêm việc ăn uống thiếu chất dẫn tới táo bón có khi cả tuần lễ không đi tiêu được. Hậu quả bệnh nhân bị thủng ruột do quá trình táo bón lâu ngày gây biến chứng ruột cấp dẫn đến thủng đại tràng xích-ma, thêm việc để lâu không có phương pháp điều trị đúng cách nên khi đưa tới bệnh viện thì đã quá muộn, gây biến chứng nặng nề.
Theo Bác sĩ Hồ Lê Ái Xuân – Trung tâm Tầm Soát Sức Khỏe: “Hầu hết với các trường hợp trên, nguyên nhân do quá trình chậm lưu thông của phân trong ruột già dẫn đến rối loạn tái hấp thu chất độc ngược lại cơ thể gây nhiễm độc và nhiễm khuẩn. Quá trình bán tắc có thể dẫn tới phân bị cô đặc tạo thành sỏi phân gây tắc ruột nếu phẫu thuật không kịp thời có thể vỡ ruột gây viêm phúc mạc như trường hợp trên là rất nặng nề vì bệnh nhân phải chấp nhận đến hai lần mổ, không chỉ gây tổn hại sức khoẻ mà đôi khi người bệnh phải đối diện với nguy cơ tử vong. Chẳng những vậy mà còn có thể bị tắc ruột sau mổ trở lại”
Chữa táo bón: trăm phương nghìn kế
Nhiều người muốn giải quyết nhanh bệnh táo bón thường sử dụng tân dược. Tuy nhiên, nhiều loại thuốc thường đi kèm với tác dụng phụ. Việc sử dụng tân dược quá nhiều trong thời gian dài cũng khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc mà không chắc đã khỏi bệnh.
Một trong những cách phổ biến để chống táo bón là thay đổi khẩu phần ăn. Người bệnh có thể ăn nhiều thức ăn tốt cho nhuận trường như: rau đay, mồng tơi, rau sam, càng cua, giá đỗ, khoai lang.
Người mắc táo bón cần uống nước nhiều, ăn thêm nhiều rau củ để bổ sung chất xơ giúp kích thích nhu động ruột, có thể giúp giảm táo bón. Các loại thức ăn nên kiêng là rượu, trà, cafe, đồ chiên rán, nhiều đạm. Tuy nhiên, cách trị táo bón này thường phải thực hiện lâu dài, tác dụng đến rất chậm, đặc biệt với những người đã bị táo bón nhiều lần và nặng
Theo suckhoedoisong
Trả lời