Nguy cơ sỏi thận từ thực phẩm

22% mẫu do Cục An toàn (Bộ Y tế) chỉ đạo kiểm tra, xét nghiệm có chứa chất gây sỏi trong cơ thể.

Thuc-pham-va-nguy-co-soi-than-1

Măng tươi, bông cải xanh, dưa chuột… được cho là thực phẩm giàu a xít oxalic tự nhiên
– Ảnh: Hạ Huy – Minh Khôi – Thái Nguyên

Cục An toàn thực phẩm (ATTP) cho biết 58/263 mẫu được xét nghiệm, phát hiện có a xít oxalic (chiếm 22,05%). Chất này tồn dư trong một số sản phẩm như: rau, quả tươi, bột mì và một số sản phẩm chế biến từ bột mì (mì gói, mì sợi).

Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP, trong 58 mẫu phát hiện a xít oxalic có 8 mẫu mì gói chứa hàm lượng a xít oxalic từ 31,9 đến 177 mg/kg. Một số mẫu rau, củ, quả tươi hàm lượng a xít oxalic dao động từ 10,7 đến 1.809 mg/kg, mức tồn dư này đều dưới ngưỡng có thể gây hại cho sức khỏe. Để gây ngộ độc cấp tính, phải ăn từ 129 đến 711 kg sản phẩm.

Theo ông Trung, mặc dù sản phẩm mì tôm cũng có phát hiện chất gây , nhưng khi kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất mì tôm đều không sử dụng a xít oxalic trong quy trình sản xuất. Nguyên nhân có thể do chất này tồn dư tự nhiên trong các sản phẩm nguyên liệu.

“Các nghiên cứu cho thấy, a xít oxalic không chỉ từ nguồn “chủ động” do con người đưa vào mà nó vốn tồn tại sẵn trong một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, kiểm nghiệm rất khó để phân biệt giữa a xít oxalic tự nhiên với a xít oxalic được nhà sản xuất chủ động cho vào trong quá trình chế biến thực phẩm”, ông Trung nhận định.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, Cục ATTP khuyến cáo mạnh mẽ người sản xuất thực phẩm không được sử dụng a xít oxalic công nghiệp trong sản xuất, chế biến thực phẩm do không bảo đảm độ tinh khiết, gây nguy hại cho sức khỏe. Trong trường hợp sử dụng a xít oxalic với mục đích là chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, phải bảo đảm sử dụng a xít oxalic ở mức thấp nhất và phải công bố trong hồ sơ chất lượng sản phẩm với cơ quan quản lý.

Theo Cục ATTP, sự kết hợp của a xít oxalic với can xi tạo ra can xi oxalat, có thể gây kết tủa lắng đọng tạo thành sỏi ở các cơ quan tiết niệu, gan mật, tụy. Khi sử dụng các thực phẩm giàu a xít oxalic, cần chú ý tăng cường uống nhiều nước để tăng đào thải. Đồng thời thực hiện các biện pháp sơ chế, chế biến có tác dụng làm giảm a xít oxalic như: ngâm, rửa, luộc, rang, phù hợp với từng nguyên liệu thực phẩm.

Với những trường hợp đã có bệnh lý sỏi (thận, mật) cần tuân thủ chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Nên lưu ý, yếu tố cân nặng (thừa cân, béo phì) có liên quan đến gia tăng nguy cơ sỏi mật.

Một số thực phẩm giàu a xít oxalic tự nhiên: quả lặc lè: 360 mg/kg; rau muống đỏ: 940 mg/kg; rau muống trắng: 790 mg/kg; dưa chuột: 710 mg/kg; cà tím: 960 mg/kg; măng tươi: 2.220 mg/kg; súp lơ (bông cải) trắng: 1.500 mg/kg; súp lơ xanh: 1.900 mg/kg; cùi dừa 1.200 mg/kg…

(Nguồn: Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế)

Theo Liên Châu – TNO

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online