Nguyên nhân gây bệnh “tiểu tiện không tự chủ” ở người lớn
Đối với những người bị viêm bàng quang, bàng quan không giãn nở được bình thường nên dung tích chứa nước tiểu sẽ ít hơn, gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt và thậm chí tiểu không tự chủ.
Đái dầm là hiện tượng phổ biến ở trẻ từ 1 – 5 tuổi, tuy nhiên ngày nay, nhiều người trưởng thành cũng phải đối mặt với vấn đề này. Bệnh “tiểu tiện không tự chủ” gây cảm giác tự ti, mặc cảm ở người lớn.
Để điều trị và phòng tránh được căn bệnh này, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh này:
Đái dầm ở người lớn gây cảm giác tự ti, xấu hổ
Rối loạn hoocmone lợi tiểu
Hormone ADH trong cơ thể có nhiệm vụ thông báo cho thận biết thời điểm cần sản xuất nước tiểu, quyết định vệc bài xuất nước tiểu. Nếu lượng hormone ADH trong cơ thể bị suy giảm, cơ thể sẽ sản xuất nước tiểu nhiều hơn, mất kiểm soát, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, nếu ADH được tiết đầy đủ nhưng thận của bạn không phản ứng kịp cũng có thể gây đái dầm về đêm.
Bàng quang nhỏ
Sức chứa của bàng quang ở những người bị bệnh đái dầm thường nhỏ hơn so với người bình thường. Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu, vì vậy nếu thể tích bàng quang nhỏ thì lượng nước tiểu sẽ dễ bị đầy, vượt quá sức chứa làm cơ bàng quang căng lên, gây hiện tượng tiểu tiện quá mức, nhin tiểu kém.
Viêm bàng quang
Đối với những người bị viêm bàng quang, bàng quan không giãn nở được bình thường nên dung tích chứa nước tiểu sẽ ít hơn, gây ra hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt và thậm chí tiểu không tự chủ. Cơ detrusor trong bàng quang có tác dụng éo đẩy nước tiể ra ngoài khi bàng quang đầy. Nhưng trong trường hợp bàng quang bị bệnh (viêm bàng quang, bàng quang hoạt động quá mức…), các cơ này sẽ hoạt động khi bàng quang chưa đầy khiến người bệnh bị đái dầm.
Phì đại tiền liệt tuyến
Phần lớn đàn ông đến tuổi trung niên bị mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến, 90% người bệnh ở tuổi 70 – 80. Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm ngay dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo, là 1 phần trong hệ thống sinh sản nam. Tuyến phát triển ở hai mốc trong cuộc sống của một người đàn ông, trước khi đến tuổi dậy thì và một lần nữa ở tuổi trung niên. Bệnh này có thể gây ra đái dầm ở người lớn.
Tác dụng phụ của thuốc
Theo Hiệp hội Kiểm soát tiểu tiện quốc gia Mỹ, một số thuốc điều trị bệnh tâm thần như thioridazine, clozapine và risperidone… có tác dụng phụ là gây hiện tượng đái dầm, đặc biệt là vào ban đêm.
Rượu
Những người thường xuyên uống rượu có lượng hormone vasopressin (hormone giúp kiểm soát sự bài tiết nước tiểu) thấp hơn người bình thường. Hậu quả là lượng nước tiểu sản xuất quá mức chứa của bàng quang, không kiểm soát được việc bài tiết nước tiểu. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng đái dầm ở người lớn. Bên cạnh đó, những người say rượu thường ngủ say và không ý thức được vấn đề cho đến khi đái dầm.
Căng thẳng mệt mỏi trong ngày là nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn
Stress kéo dài
Đái dầm ban đêm cũng là một trong những biểu hiện phổ biến của chứng căng thẳng thần kinh kéo dài. Tiến sĩ Masayuki Tsugaya đã nhận định về chứng đái dầm ở người lớn như sau: Hầu hết người lớn bị đái dầm ban đêm là bị căng thẳng.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, nguyên nhân gây ra hiện tượng đái dầm có thể là do ung thư tuyến tiền liệt, thận kém, táo bón mãn tĩnh, cơ niệu kém…
Tùy theo các nguyên nhân khác nhau mà có những phương pháp chữa trị chứng đái dầm ở người lớn phù hợp. Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra về tiết niệu và thần kinh để tìm đúng nguyên nhân và hội chẩn phương án điều trị.
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh đái dầm ở người lớn nhờ áp dụng các cách sau:
– Hạn chế uống nước trước khi ngủ
– Luyện các bài tập về cơ xương chậu nhằm tăng khă năng kiểm soát tiểu tiện
– Chế độ ăn uống khoa học, lựa chọn các món tốt cho thận như: rau ngót (có tác dụng hoạt huyết, giảm độc, lợi tiểu), cháo bạch quả cật dê (điều trị chứng đái dầm)…
Điều trị bệnh đái dầm cần thời gian và khắc phục những trở ngại về mặt tâm lý. Nhìn chung chứng đái dầm gây nhiều phiền toán cho bệnh nhân và người thân, một số ảnh hưởng chính là:
Gây khó khăn trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Làm cho người bệnh mặc cảm, tự ti…
Chứng đái dầm ở người lớn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây áp lực tâm lý, ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Vì vậy, người bị mắc chứng bệnh này cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.
Theo SK
Trả lời