Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thấp tim

Bắt đầu bằng do liên cầu. Trẻ sốt cao hoặc sốt vừa, ho, nuốt đau, hạch dưới hàm sưng đau. Có thể nặng có kèm sưng amidan hoặc nhẹ thoáng qua.

là một bệnh viêm lan tỏa của tổ chức liên kết khớp nhưng có thể biểu hiện ở cả các cơ quan khác đặc biệt nghiêm trọng ở tim, tổ chức dưới da và thần kinh trung ương.

1. thấp tim

Hiện nay người ta khẳng định vai trò gây bệnh của liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A dựa vào các bằng chứng sau:

– Về lâm sang: 50-70% bệnh nhân có đợt thấp khớp cấp sau 2 – 3 tuần bị viêm họng do liên cầu khuẩn

– Về vi khuẩn học: định lượng kháng thể kháng liên cầu trong huyết thanh bệnh nhân có đợt thấp khớp cấp thấy tỷ giá kháng thể tăng cao từ 65 – 90% trường hợp.

– Về : từ khi và dự phòng bằng penicillin, tỷ lệ mắc bệnh và tái phát giảm hẳn

nguyen-nhan-gay-benh-thap-tim-o-tre-2

2. thấp tim

2.1. Triệu chứng lâm sàng thấp tim

a. Nhiễm liên cầu khuẩn ban đầu

Bắt đầu bằng viêm họng do liên cầu. Trẻ sốt cao hoặc sốt vừa, ho, nuốt đau, hạch dưới hàm sưng đau. Có thể viêm họng nặng có kèm sưng amidan hoặc viêm họng nhẹ thoáng qua. Các biểu hiện này thường dễ bị bỏ qua hoặc chỉ chữa qua loa cũng thuyên giảm. Sau viêm họng 5-15 ngày bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của thấp tim. Tuy nhiên 30-50% trường hợp không có biểu hiện viêm họng.

Ngoài ra, viêm da do liên cầu cũng có thể dẫn đến bệnh thấp tim

b. Viêm đa khớp

Là biểu hiện thường gặp, chiếm tỷ lệ 57-85%. Tuy nhiên cũng có trường hợp thấp tim mà không có viêm khớp

– Vị trí: thường ở các khớp gối, khớp cổ chân, khuỷu…

– Tính chất viêm:

Sưng, nóng, đỏ, đau và hạn chế vận động

Có sự di chuyển từ khớp này sang khớp khác, có kèm theo sốt. Mỗi khớp chỉ sưng sau 3-5 ngày hoặc 1-2 tuần rồi tự khỏi dù có điều trị hay không. Khi khỏi không để lại di chứng teo cơ, cứng khớp, dị dạng khớp…

Nhạy cảm với corticoid và các thuốc chống viêm phi steroid

Trong một số trường hợp không điển hình, chỉ có cảm giác đau mỏi hoặc viêm kéo dài, ít di chuyển hoặc viêm ở một số vị trí hiếm gặp như ngón tay, cổ, gáy…

c. Viêm tim

Viêm tim có thể là biểu hiện đơn độc nhưng thường đi kèm với viêm đa khớp. Biểu hiện bằng viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim hoặc viêm tim toàn bộ.

Khám thấy:

– Tiếng tim mờ: thường thấy là tiếng T hoặc cả hai tiếng ở mòm tim

– Tiếng thổi tâm thu ở mỏm: thường nhẹ và không lan

– Tiếng cọ màng tim: là biểu hiện của viêm màng ngoài tim

– Loạn nhịp tim: thường là nhịp nhanh, có ngoại tâm thu

Nếu viêm tim nhẹ: bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh, nhịp thở nhanh, đau ngực

Viêm tim nặng: khó thở, phù mặt và hai châ, diện tim to, nhịp tim nhanh, có thể có rối loạn dẫn truyền, có các tiếng thổi, gan to và đau.

d. Hạt Meynet (hạt thấp dưới da):

Hiếm gặp trên lâm sang, thường xuất hiện cùng các biểu hiện ở khớp và ở tim. Mất đi sau vài tuần không để lại dấu vết gì.

e. Ban vòng Besniser:

Ít gặp, ban xuất hiện nhanh và mất đi nhanh sau vài ngày không để lại dấu vết

g. Múa giật Sydenham:

Do tổn thương thấp ở hệ thần kinh trung ương gây rối loạn vận động quá mức, thiếu phối hợp, thường xuất hiện muộn. Bệnh nhân lúc đầu thấy âu lo, kích thích, bồn chồn, yếu các cơ, sau đó xuất hiện các động tác dị thường, vô ý thức ở một chi hay nửa người. Những động tác múa giật tăng lên khi vận động, gắng sức cảm động, giảm và hết khi ngủ, nghỉ.

h. Biểu hiện ở phổi, màng phổi (hiếm gặp)

Tràn dịch màng phổi, hội chứng đông đặc từng vùng của phổi, có thể có cơn phù phổi cấp.

i. Những biểu hiện hiếm gặp khác

– Nước tiểu có protein, đái ra máu, viêm cầu thận cấp

– Hội chứng đau bụng giả giống viêm phúc mạc, viêm ruột thừa.

– Viêm động mạch, tĩnh mạch, viêm mạch vành

– Lách, hạch to, viêm tuyến giáp

– Chảy máu dưới da, ban đỏ hình nút, nổi mày đay.che_do_cham_soc_thap_tim

3. Tiến triển và biến chứng bệnh thấp tim

Đợt thấp cấp thường kéo dài 2- 3 tuần, sau đó các triệu chứng viêm khớp, viêm tim sẽ giảm, các xét nghiệm sinh hóa sẽ trở về bình thường nhưng bệnh nhân hay mắc các đợt tái phát, đặc biệt trong 2 năm đầu tiên. Thời gian giữa các đợt tái phát cách nhau 2 tháng

Sau mỗi lần tái phát, các thương tổn ở van tim lại nặng lên. Sau 5 năm khả năng tái phát trở lên hiếm. Bệnh nhân có thể mắc các di chứng van tim vĩnh viễn, không hồi phục.

Thấp tim tiến triển là trường hợp bệnh liên tục năng thêm, các đợt tái phát diễn ra liên tiếp rồi dẫn đến tử vong trong vài năm do tổn thương van tim.

4. Điều trị và phòng bệnh thấp tim

a. Chế độ chăm sóc

Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian bệnh tiến triển cho đến khi mạch, tốc độ máu lắng trở về bình thường. Ăn nhẹ, giữ ấm, theo dõi chặt chẽ mạch, nhiệt độ, tim, cân nặng, hàng tuần xét nghiệm công thức máu, tốc độ máu lắng và ghi điện tim. Ngừng vận động thể dục thể thao trong vòng 6 tháng.

b. Thuốc điều trị

Penicilin G trong 10 ngày: Nếu dị ứng với penicillin thì thay bằng erythromycin

Thuốc chống viêm: Aspirin và corticoid có tác dụng làm giảm viêm, không làm khỏi bệnh . Corticoid có tác dụng tốt hơn với hiện tượng viêm xuất tiết trong giai đoạn cấp nên được dùng trong các trường hợp nặng.

– Viêm tim nhẹ chưa có tổn thương tim: Aspirin

– Viêm tim nhẹ có tiếng thổi tâm thu rõ, viêm tim nặng có triệu chứng suy tim: prednisolon trong 10 ngày, sau đó thay bằng Aspirin

c. Các thuốc khác

– Khi có dấu hiệu múa giật: diazepam, chlopromazin

– Suy tim cấp: thuốc trợ tim và lợi tiểu

5. Dự phòng

– Cải thiện chế độ sống, tăng cường vệ sinh, giữ ẩm

– Khám để phát hiện và giải quyết các ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai, mũi, họng, răng.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online