Nhai lá kim thất cắt đứt cơn ho
Cây kim thất là cây ưa nắng nhẹ, rất dễ trồng, thường không có sâu bệnh phá hoại. Đặc biệt, ngoài việc dùng làm thực phẩm hàng ngày, cây kim thất còn rất giàu dược tính nên cũng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hoặc đã phơi, sấy khô.
Bên cạnh việc có thể dùng làm rau trong bữa ăn hàng ngày, cây kim thất còn có thể dùng để trị bệnh rất hiệu quả
Nhận biết cây kim thất
Cây kim thất tai (kim thất) hay còn được gọi với một số tên khác nhau như thiên hắc địa hồng, đái dầm, rau lúi, rau lùi, khảm khon (theo người Tày), có tên khoa học là Gynura Acutifolia thuộc họ Asteraceae.
Kim thất là một loại cỏ có thân thảo, nhẵn và nhiều cành. Lá cây mọc so le, cuống ngắn, đầu lá nhọn, lá dày, nhẵn mọng nước và có mép khía răng cưa không đều. Mặt trên của phiến lá có màu xanh thẫm đen, mặt dưới màu đỏ tím (nên có tên gọi là Thiên hắc Địa hồng). Cây kim thất thường ra hoa màu vàng và kết quả vào mùa hè.
Đây là một loại cây thường mọc hoang, sau đó được người dân trồng làm rau ăn. Cây có thể chế biến thành một số món như luộc, nấu với canh ngao hoặc thịt băm ăn đều ngon.
Cây kim thất là cây ưa nắng nhẹ, rất dễ trồng, thường không có sâu bệnh phá hoại. Đặc biệt, ngoài việc dùng làm thực phẩm hàng ngày, cây kim thất còn rất giàu dược tính nên cũng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây còn tươi hoặc đã phơi, sấy khô.
Theo Đông y, kim thất có vị cay ngọt thơm, tính bình, khi vào trong cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, chỉ khái, hoặc tán ứ tiêu thũng. Được sử dụng để điều trị một số bệnh như viêm họng, viêm khí quản mạn, chấn thương sưng đau, phong tê thấp khớp xương đau nhức …
Kim thất là một loại cỏ có thân thảo, nhẵn và nhiều cành (Ảnh: Internet)
Bài thuốc chữa bệnh hay từ cây kim thất
Trị ho gió, ho khan hoặc ho có đờm: Dùng một lá kim thất cho vào miệng nhai nhỏ, ngậm nước rồi nuốt dần. Các cơn ho sẽ hết chỉ sau 5 phút.
Viêm họng: Nhai lần lượt từng lá kim thất, ngậm lấy nước rồi sau đó nuốt dần dần. Sau khoảng 30 – 60 phút bệnh sẽ khỏi.
Ho lao: Nhai nuốt mỗi lần 2 ngọn kim thất tươi vào buổi sáng và buổi chiều, liên tục trong vòng 6 tháng. Ngoài ra, trong mỗi bữa cơm nên dùng 10 ngọn kim thất (dài khoảng 25cm) thái nhỏ để nấu canh hoặc xào ăn sẽ không bị đau nhức mỏi cơ thể. Mỗi lần lên cơn ho, dùng một lá kim thất nhai nhỏ rồi nhậm nuốt nước dẫn sẽ có tác dụng khỏi ho và tiêu đờm.
Chữa va đập bầm tím: Dùng 30g kim thất, thêm vài hạt hồ tiêu, sau đó giã nát và đắp vào vết thương, sau 3 giờ thay miếng khác. Các vết bầm tím sẽ tan trong vòng 3 ngày.
Cây kim thất còn rất giàu dược tính nên cũng được sử dụng làm thuốc chữa bệnh (Ảnh: Internet)
Chữa đau lưng nhức mỏi: Dùng 10 ngọn kim thất thái nhỏ sau đó nấu thành một bát canh để ăn. Chứng đau lưng, nhức mỏi cơ thể sẽ khỏi sau 5-6 giờ.
Tiểu đường: Vào mỗi buổi sáng và chiều, sử dụng 7 – 9 lá kim thất nhai nuốt dần. Kiên trì làm như vậy sẽ giúp lượng đường trong máu được điều hòa rõ rệt. Cách làm này không độc, không gây phản ứng phụ nên có thể kết hợp với các vị thuốc trị tiểu đường khác.
Người không có bệnh gì cả: Những người khỏe mạnh nếu thường xuyên ăn tươi các ngọn kim thất hoặc dùng kim thất để xào, nấu canh sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật, tăng cường các chức năng nội tiết, điều hòa huyết áp, giúp cho máu lưu thông tốt
Theo BS Nguyễn Vũ Cẩm Tú – Sức khỏe và Đời sống
Trả lời