Nhận biết bệnh viêm xoang

Nếu bạn bị nghẹt mũi, sổ mũi, không ngửi được mùi hoặc có cảm giác đau nặng mặt, đặc biệt nếu những triệu chứng này kéo dài hơn bảy ngày thì nên nghĩ đến chứng bệnh .

Bệnh viêm xoang thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều trở ngại trong công việc cũng như trong giao tiếp xã hội hằng ngày.

Nhiều người thường cho rằng không khí lạnh là nguyên nhân chính gây viêm mũi xoang nhưng theo BS Đoàn Văn Hoàng, chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ, bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau và ở những nơi thời tiết nóng như TP. Hồ Chí Minh thì tỷ lệ người bị bệnh cũng rất nhiều.

Đôi điều cần biết về viêm xoang

Xoang là những hốc xương rỗng nằm hai bên cạnh mũi như: xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm. Bên trong xoang có lớp niêm mạc lót nối liên tục với niêm mạc mũi bằng những lỗ thông nhỏ. Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc lót này bị viêm, mà trong đó nguyên nhân chính là do các lỗ thông bị tắc nghẽn.

Viem-xoang-co-the-dieu-tri-dut-diem-khong-1

Thông thường, viêm xoang được chia thành hai loại chính: viêm xoang cấp tính có thời gian kéo dài dưới bốn tuần và viêm xoang mạn tính có thời gian kéo dài hơn 12 tuần.

Ngoài ra, do có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang như: virus, vi khuẩn, nấm, dịứng, cấu trúc mũi xoang, di truyền… nên mỗi loại viêm xoang chính có thể được phân loại cụ thể hơn nữa khi kết hợp thêm với nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như viêm xoang cấp do virus, viêm xoang cấp do vi khuẩn, viêm xoang mạn (do) có polyp…

Khi các nguyên nhân kể trên tác động sẽ làm lớp niêm mạc bị phù nề, tăng tiết chất nhầy dẫn đến việc lỗ thông bị tắc nghẽn. Hầu hết, lớp niêm mạc sẽ có cơ chế tự bảo vệ và chống lại các tác nhân xấu nhằm làm cho lỗ thông thông thoáng trở lại, ngăn chặn bệnh viêm xoang.

Tuy nhiên, nếu cơ chế này không tốt hoặc do có thêm các yếu tố khác (cấu trúc mũi, polyp) khiến lỗ thông vẫn bị tắc nghẽn, gây ứ đọng dịch nhầy trong xoang thì sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, khi đó lớp niêm mạc càng sưng lên càng bít lỗ thông xoang, cứ thế trở thành một vòng luẩn quẩn làm cho bệnh viêm xoang xảy ra và ngày càng nặng hơn.

BS Đoàn Văn Hoàng cho biết: “Bệnh viêm xoang có rất nhiều triệu chứng, nhưng có bốn triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là: sổ mũi hoặc chảy dịch xuống sau họng, cảm giác vướng đàm ở họng, nghẹt mũi, đau nặng mặt, giảm hoặc mất mùi. Ngoài ra, bệnh viêm xoang có một số triệu chứng khác như: ho (do đàm vướng), đau họng, hôi miệng, đau tai/răng, nhức đầu, sốt…”.

Những biểu hiện của viêm xoang cấp cũng giống như cảm lạnh (ho, sổ mũi, đau họng…) thường sẽ tự khỏi trong bảy đến mười ngày. Chúng ta chỉ cần đi khám bác sĩ khi gặp một trong các vấn đề sau đây:

Bị sổ mũi, nghẹt mũi, đau nặng mặt kéo dài hơn bảy ngày.

bệnh của bạn bị nặng ngay từ lúc bắt đầu kèm theo sốt cao, sưng đỏ vùng mi mắt hoặc cảm giác đau nặng mặt rất nhiều.

Cảm thấy có dịch chảy xuống họng, vướng đàm ở họng hoặc làm cho bạn khịt khạc thường xuyên trong một khoảng thời gian dài. Đây có thể là những triệu chứng của bệnh viêm xoang mạn tính.

Thường thì bác sĩ thăm hỏi bệnh, khám bệnh đã có thể chẩn đoán được bệnh viêm xoang. Trong một số ít trường hợp để chẩn đoán mức độ nặng của bệnh, nguyên nhân chính xác gây bệnh, loại viêm xoang, bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm thêm nội soi mũi xoang, chụp CT scan, xét nghiệm dịch tiết ở mũi, những xét nghiệm dịứng…

Viêm xoang có thể được

BS Đoàn Văn Hoàng cho biết: “Viêm xoang cấp do virus sẽ tự khỏi, chỉ cần sử dụng một số phương pháp hỗ trợ như dùng thuốc giảm đau thông thường (paracetamol, ibuprofen…), rửa mũi bằng nước muối sinh lý… và viêm xoang cấp do vi khuẩn sẽ được điều trị khỏi hoàn toàn bằng cách sử dụng kháng sinh. Do đó, việc lạm dụng kháng sinh trong mọi trường hợp viêm xoang là không nên, dễ dẫn đến việc kháng thuốc”.

Phẫu thuật cũng là một trong những phương pháp điều trị viêm xoang, thông thường là viêm xoang mạn tính. Tuy nhiên, phương pháp này được chỉ định sau khi được chẩn đoán chính xác là viêm xoang mạn tính, đồng thời được điều trị tích cực (dùng đúng thuốc, đủ liều lượng, đủ thời gian) nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm.

Sau phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ, loại viêm xoang mà bạn vẫn phải sử dụng thuốc trong một khoảng thời gian nhất định theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Phẫu thuật chỉ được xem như một khâu, một giai đoạn trong quá trình điều trị viêm xoang mạn và phương pháp phẫu thuật thường có hiệu quả cao trong những trường hợp viêm xoang do bất thường cấu trúc mũi xoang.

Vệ sinh mũi hằng ngày cũng giúp bảo vệ sức khỏe như những thói quen thông thường là đánh răng, súc họng, gội đầu, rửa tay… Thế nhưng hầu hết chúng ta đều “quên” thói quen này.

Vì vậy, chúng ta có thể phòng ngừa viêm xoang hoặc muốn hạn chế những đợt viêm xoang cấp cũng như giữ tình trạng viêm xoang mạn tính ở một mức độ ổn định, không nặng thêm bằng những biện pháp thông thường như: sử dụng khẩu trang y tế khi ra đường hoặc đến những nơi công cộng đông người, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng, đặc biệt là những bài tập tốt cho hệ hô hấp, giữ nhà cửa thông thoáng, hạn chế việc sử dụng máy lạnh trong công sở (nếu có thể).

Theo SKDS

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online