Nhận biết và chăm sóc trẻ bị táo bón

Táo bón là một hiện tượng rất hay gặp ở cả trẻ nhỏ, trẻ đang đi học và cả người lớn. Nguyên nhân khiến trẻ táo bón chủ yếu do chế độ dinh dưỡng, tình trạng thiếu vận động hoặc ảnh hưởng bởi một số lý. Về táo bón ở trẻ, có một số điểm chính sau:

tao-bon-o-tre-300x200

Các biểu hiện nhận biết

Bé nhà bạn có thể bị táo bón nếu có một số dấu hiệu như sau:

Số lần đi vệ sinh ít hơn thường lệ, đặc biệt là khi bé không đi trong hơn 4 ngày liên tiếp và cảm thấy không thoải mái khi đi vệ sinh
Phân khô và rắn
Nếu bé nhà bạn vẫn trong thời kỳ mặc bỉm thì phân trong bỉm là rất lỏng. Vì phân lỏng có thể đi qua vùng tắc nghẽn ở hạ ruột và thải ra bỉm của trẻ.

Tại sao trẻ bị táo bón?

Trẻ bị táo bón có thể do chế độ ăn của trẻ quá ít chất xơ ví dụ như: sữa, pho mát, sữa chua, bơ đậu phộng và không ăn nhiều rau quả, ngũ cốc.
Trẻ bị tâm lý sợ sệt khi đi vệ sinh. Nhiều trẻ rơi vào trạng thái lo lắng, sợ sệt khi đi vệ sinh. Từ đó dẫn đến tình trang nhịn đi vệ sinh, và làm tình trạng táo bón càng trở lên nặng hơn.
Trẻ bị mất nước. Nếu như trẻ không được cung cấp đủ nước thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách hấp thu nước từ thức ăn trẻ ăn vào và cả từ phân nữa. Bởi thế mà phân trở nên rắn và khô.
Trẻ bị thiếu hoạt động. Hoạt động giúp tăng lưu lượng máy đến hệ thống tiêu hóa của con bạn. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích trẻ vận động chạy nhảy nô đùa để phòng ngừa táo bón cho trẻ.

Cha mẹ cần làm gì để kiểm soát táo bón cho trẻ?

Bổ sung các thực phẩm giầu chất xơ cho trẻ, hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ít chất xơ như sữa , sữa chua hay kem.
Cho trẻ uống thật nhiều nước. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng táo bón hay chỉ cần một lượng nhỏ nước táo hay mận ép cũng có thể có tác dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng nước hoa quả, chỉ nên dừng lại ở mức độ 120- 180g mỗi ngày. Có thể nhận biết trẻ được cung cấp đủ nước khi trẻ đi tiểu ít nhất 5- 6 lần mỗi ngày.
Tăng cường vận động cho trẻ: Bạn có thể khuyến khích bé đi bộ, leo trèo, chạy nhảy để bé tăng khả năng vận động hơn.
Mát xa bụng cho bé: Đặt 3 ngón tay dưới rốn bé, mát xa nhẹ nhàng nhưng dừng đầu ngón tay ấn chắc lên bụng bé. Ấn cho tới khi bạn cảm thấy chắc chắc tay hay cảm giác cứng tay. Mát xa trong vòng khoảng 3 phút.
Khuyến khích bé ngồi bô: Nếu như bé nói là bé không thích ngồi bô thì mẹ hãy thử dành khoảng 5-10 phút cho bé ngồi toilet sau mỗi bữa ăn sáng và tối.
Hỏi ý kiến bác sĩ về những phương pháp điều trị. Có thể bác sỹ sẽ kê cho bé một loại thuốc làm mềm phân như dầu vô cơ, thuốc nhuận tràng hay thuốc đạn trong trường hợp bé bị táo bón quá nặng. Thuốc đạn glycerin sẽ kích thích trực tràng và giúp bé có thể đào thải phân ra dễ dàng, Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc đạn thường xuyên.
Trong trường hợp bé đi ngoài phân khô và rắn làm rách cả vùng da hậu môn thì bạn có thể dùng nước dầu lô hộ để xoa vào những vết thương này.
Nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu.
Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… cho bé nếu có.

Trường hợp phải đưa bé bị táo bón đến gặp bác sỹ

Các mẹ nên dưa trẻ đi khám trong các trường hợp sau:

Táo bón kéo dài trên một tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng
Táo bón sau khi trẻ mới sinh, bụng chướng.
Táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ : kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn.

Theo 3tpharma

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online