Những điều cần biết về bệnh đau căng đầu

bị xem là nghiêm trọng hơn khi đau xảy ra ít nhất 15 ngày/tháng trong bình quân hơn 3 tháng. Chứng đau có thể kéo dài cả ngày, kèm theo nôn nhẹ, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. cũng có thể do bệnh tình phát triển qua thời gian từ dạng đau căng đầu từng cơn.

Đau căng đầu là dạng nhức đầu nguyên phát thường gặp nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 70% người từng bị đau căng đầu trong năm qua.

Đau căng đầu thường được mô tả là đau căng và thắt với cường độ từ nhẹ đến trung bình ở cả hai bên đầu. Các cơn đau này thường đi kèm với cảm giác cứng và đau ở cổ và cơ vai, thường phát triển chậm và tăng cường độ. Tuy đau căng đầu gây khó chịu, hạn chế vận động và làm căng thẳng nhưng thường không đến nỗi gây khó khăn quá nhiều trong đi lại và hoạt động như chứng đau nửa đầu.

Bệnh trạng và nguyên nhân

Theo trang tin MNT, đau căng đầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu xuất hiện trong độ tuổi từ 25 đến 30 và thường phổ biến nhất ở những người từ 30 đến 39 tuổi. Phụ nữ thường bị bệnh này hơn nam giới – với hơn một nửa nữ giới ở các nước phát triển mắc phải, trong khi tỉ lệ này ở đàn ông chỉ khoảng 1/3. Hội quốc tế xếp chứng đau căng đầu vào cả hai dạng đau từng cơn và đau mạn tính cũng như có những phân loại khác giúp thầy thuốc chẩn đoán chính xác và trị liệu tốt hơn.

Theo đó, đau căng đầu từng cơn có thể xảy ra ít nhất 10 lần/năm và ít hơn bình quân 1 ngày/tháng. Bệnh có thể xuất hiện với tần suất dày hơn và được gọi là đau căng đầu thường xuyên với ít nhất 10 lần trong thời gian lên đến 14 ngày mỗi tháng hoặc 180 ngày trong năm. Chứng đau có thể kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày. Bệnh nhân thấy đau đầu nhiều, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn nhưng không bị nôn.

Đau căng đầu mạn tính bị xem là nghiêm trọng hơn khi đau xảy ra ít nhất 15 ngày/tháng trong bình quân hơn 3 tháng. Chứng đau có thể kéo dài cả ngày, kèm theo nôn nhẹ, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Đau căng đầu mạn tính cũng có thể do bệnh tình phát triển qua thời gian từ dạng đau căng đầu từng cơn.

dau-cang-dau-nhung-dieu-can-biet-1

Phụ nữ thường bị đau căng đầu hơn nam giới Ảnh: MEDICAL NEWS TODAY

Nguyên nhân chính xác của đau căng đầu chưa được làm rõ nhưng giới chuyên môn nêu hàng loạt yếu tố có thể gây bệnh như: căng thẳng về cảm xúc và thể chất, âu lo, trầm cảm, mất ngủ, ít tập luyện thể dục, mỏi mắt, cơ thể mất nước, phơi nhiễm thường xuyên với tiếng ồn, mỏi mệt, tư thế không đúng… Những yếu tố nói trên có thể khác nhau ở từng bệnh nhân. Các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên ghi nhật ký các cơn đau đầu cùng những thói quen và sinh hoạt hằng ngày liên quan, thí dụ như thực phẩm dùng trong 24 giờ trước khi đau, giấc ngủ hôm trước đó, đã làm những công việc gì, có thể ảnh hưởng đến cơ thể ra sao?

Trị liệu và phòng ngừa

Có thể giúp phòng ngừa đau căng đầu bằng cách lưu ý thay đổi một số sinh hoạt tình nghi gây nên chứng bệnh này như: Ngủ đủ thời gian đều đặn; giữ đúng tư thế khi đứng, ngồi và thực hiện công việc hằng ngày; nên dành thời gian dừng để nghỉ ngơi đều đặn khi làm việc ở bàn giấy; tập thể dục theo cách giúp ngủ ngon nếu bị mất ngủ; không để mắt điều tiết quá đáng và đeo kính phù hợp nếu có tật ở mắt; quản lý stress. Về trị liệu, đau căng đầu có thể được chữa giảm đau bằng các loại thuốc được bán không cần kê toa như aspirin, ibuprofen hoặc acetaminophen.

Tuy nhiên, cần lưu ý việc dùng quá liều các loại thuốc này có thể làm tăng thêm nguy cơ chứng đau căng đầu từng cơn chuyển thành đau căng đầu mạn tính. Hiện tượng này xảy ra do đau đầu cứ tái phát sau nhiều lần khiến thuốc mất đi tác dụng.

Nhiều bệnh nhân có thể thấy giảm đau bằng cách xoa bóp, tắm nước nóng, chườm túi nước đá vào đầu hoặc một số liệu pháp như thư giãn, phản hồi sinh học (biofeedback), châm cứu. Liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp giảm đau ở bệnh nhân đau căng đầu mạn tính, nhất là ở người mắc bệnh do bị stress hoặc lo âu.

Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan tự trị liệu và cần gặp thầy thuốc trong những trường hợp: đau đầu trở nên quá nặng, ảnh hưởng đến công việc hằng ngày; bệnh nghiêm trọng hơn hoặc tần suất cơn đau nhiều hơn; bệnh nhân trên 50 tuổi và không có tiền sử đau đầu; nói khó, mất thị lực hoặc kèm theo khó khăn trong cử động; đau nhiều và đột ngột chưa từng thấy; đau một cách khác thường hoặc có tiền sử bị ung thư; bệnh nhân đang mang thai; gặp phản ứng phụ của thuốc; sử dụng thuốc giảm đau hơn 3 lần/tuần; thuốc từng sử dụng không còn công hiệu nữa. Trong trường hợp này thầy thuốc có thể làm xét nghiệm hoặc quét hình ảnh nhằm loại trừ những nguyên nhân gây đau đầu khác như: có khối u, nhiễm trùng, xuất huyết, cục máu đông hoặc những bất thường khác ở não.

Loại trừ dạng đau đầu khác

Bác sĩ có thể chẩn đoán đau căng đầu bằng cách hỏi kỹ bệnh nhân về đau, những yếu tố khác về và lối sống, kèm theo xét nghiệm cần thiết nhằm bảo đảm bệnh nhân không bị các chứng đau đầu khác như:

– Đau nửa đầu: Đau giống như bị đập mạnh vào chỉ một bên đầu và thường kèm theo nôn.

– Đau đầu cụm (cluster headache): Đau nhiều theo chu kỳ ở từng nhóm vị trí ở một bên đầu, thường kèm theo nôn, giảm thị lực và triệu chứng khác như khó ngủ, mắt đỏ, chảy nước mắt, sổ mũi và đau nhiều nhất ở phía sau hốc mắt.

– Đau đầu do viêm xoang.

Theo Người lao động

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online