Những hiểu sai thường gặp về bệnh tiểu đường

Tiền tiểu đường khiến bạn có nguy cơ cao phát triển type 2. Các nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm khả năng mắc bệnh đến 58% nếu giảm 7% trọng lượng cơ thể và tập thể dục vừa phải trong 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.

Nhiều người cho rằng ăn nhiều đường là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2, bệnh không nghiêm trọng như tiểu đường type 1 và có thể chữa trị.

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến 29,1 triệu người ở Mỹ, chiếm khoảng 9% dân số. Trong đó, tiểu đường type 2 chiếm 90-95%. Những về bệnh dễ dẫn đến định kiến, kỳ thị. CNN đưa ra một số hiểu lầm phổ biến về căn bệnh thường gặp này.

1. Ăn nhiều đường là nguyên nhân gây tiểu đường type 2

Sự thật: Các chuyên gia không hoàn toàn xác định chính xác những gì có thể gây ra bệnh. Insulin là một hormone có vai trò kiểm soát lượng đường trong máu. Trong tiểu đường type 2, cơ thể trở nên đề kháng hoặc không sản xuất đủ insulin, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường, muối và cholesterol là một phần quan trọng trong giữ gìn .

10-ngo-nhan-hay-gap-ve-benh-tieu-duong-1

Ảnh: CNN.

2. Người thừa cân, béo phì sẽ phát triển tiểu đường type 2

Sự thật: Thừa cân và béo phì là một trong số những yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả những người thừa cân, béo phì đều mắc bệnh. Những yếu tố khác như tiền sử gia đình, trên 40 tuổi, vùng địa lý… cũng góp phần dẫn đến bệnh.

3. Tiểu đường luôn có những triệu chứng cảnh báo

Sự thật: Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2 có thể phát triển chậm. Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ CDC ước tính khoảng 8 triệu người không biết mình đang mắc bệnh. Các triệu chứng ban đầu thường mơ hồ nên nhiều người không thể nhận ra ngay lập tức. Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh biểu hiện với các triệu chứng như đi tiểu nhiều, khát và đói. Các triệu chứng khác bao gồm giảm cân, mệt mỏi, vết thương chậm lành, nhìn mờ…

4. Tiền tiểu đường là không có gì để lo lắng

Sự thật: Tiền tiểu đường khiến bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường type 2. Các nghiên cứu cho thấy có thể làm giảm khả năng mắc bệnh đến 58% nếu giảm 7% trọng lượng cơ thể và tập thể dục vừa phải trong 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.

5. Tiểu đường type 2 không nghiêm trọng như tiểu đường type 1

Sự thật: Cả hai loại bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến tử vong. Các biến chứng bao gồm bệnh thận, giảm thị lực, bệnh thần kinh, đoạn chi, đau tim, đột quỵ… Bệnh tiểu đường type 2 nếu kiểm soát và quản lý tốt có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng.

6. Bệnh tiểu đường type 2 không cần insulin

Sự thật: Nhiều người kiểm soát bệnh bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục, giảm cân và uống thuốc. Khi bệnh tiến triển, hầu hết mọi người cần điều trị bằng insulin. Sử dụng phương pháp này không có nghĩa là bạn đã thất bại trong việc quản lý bệnh, chỉ là bệnh đang thay đổi.

7. Tiểu đường type 2 có thể chữa trị

Sự thật: Không có cách chữa cho bệnh tiểu đường type 2. Bệnh có thể kiểm soát với những thay đổi lối sống, thuốc uống và insulin. Trong một số trường hợp, có thể đưa mức đường máu trở lại bình thường và dừng thuốc nhưng nguy cơ tái phát khá cao. Người bệnh đã thuyên giảm cần duy trì trọng lượng, ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất phù hợp.

8. Người bệnh tiểu đường không thể ăn đường, đồ ngọt hoặc tinh bột

Sự thật: Tinh bột, trái cây, đường, rượu và thậm chí hạt chứa carbohydrate có thể sử dụng với sự kiểm soát hợp lý. Cần làm việc với các chuyên gia dinh dưỡng để có được khẩu phần thích hợp.

10-ngo-nhan-hay-gap-ve-benh-tieu-duong-2

Người bệnh tiểu đường có thể ăn đường, đồ ngọt hoặc tinh bột với khẩu phần hợp lý. Ảnh: CNN.

9. Người bệnh tiểu đường cần ăn một chế độ ăn đặc biệt

Sự thật: Ăn những thực phẩm dành riêng cho người tiểu đường hoặc ăn kiêng là không cần thiết. Trong thực tế, những thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa và khá đắt đỏ. Thay vào đó người bệnh nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, cholesterol và muối. Nên ăn các loại rau tươi, trái cây tươi và các loại hạt. Chuyên viên dinh dưỡng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu ăn uống lành mạnh mà không cần bất kỳ loại thực phẩm đặc biệt.

10. Người bệnh tiểu đường không thể trì một cuộc sống tích cực

Sự thật: Cuộc sống năng động, tích cực là rất quan trọng để kiểm soát bệnh. Tập thể dục làm tăng độ nhạy cảm insulin nên các tế bào có thể sử dụng insulin tốt hơn. Nên thiết lập những bài tập hàng ngày hợp lý, đặc biệt là những người đã có biến chứng tiểu đường.

Theo VnExpress

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online