Những kiến thức cần biết về bệnh tiểu đường thai kỳ
Loại thuốc điều trị tiểu đường thông thường không thể dùng được cho sản phụ, vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đã trao đổi với bác sĩ sản khoa ngay khi bạn có thai, thậm chí nói từ lúc có kế hoạch mang bầu. Bạn sẽ không cần phải tiêm insulin như cách điều trị thông thường nên đừng lo lắng.
Phụ nữ mắc tiều đường thai kỳ cần 5 mg acid folic một ngày cho tới hết tuần thứ 12, cao hơn so với mức bình thường.
Cho dù bạn đã mắc tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 trước khi mang bầu hay bị tiểu đường thai kỳ (loại 3) thì bạn vẫn có thể sinh ra em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn cần có sự chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt hơn một chút so với bình thường trên suốt hành trình mang thai. Tự chăm sóc bản thân là yếu tố quan trọng hàng đầu nên bạn cần nhớ những điều cơ bản sau.
1. Kiểm tra trước khi mang bầu
Nếu bạn được chẩn đoán là bị tiểu đường loại 1 hoặc 2 và bạn đang có kế hoạch sinh em bé, hãy nói với bác sĩ sản khoa của mình về điều này. Họ sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thể chất và lên phương án giảm bớt rủi ro có thể gặp phải khi bạn mang thai.
2. Tự chăm sóc bản thân
Bạn phải kiểm soát chế độ dinh dưỡng để điều chỉnh lượng đường trong máu và thường xuyên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc (người mắc tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về mắt) và uống acid folic. Phụ nữ mắc tiều đường thai kỳ cần 5 mg acid folic một ngày cho tới hết tuần thứ 12, cao hơn so với mức bình thường. Bác sĩ sản khoa sẽ quy định liều lượng cụ thể cho trường hợp của bạn.
3. Kiểm tra thuốc điều trị
Loại thuốc điều trị tiểu đường thông thường không thể dùng được cho sản phụ, vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đã trao đổi với bác sĩ sản khoa ngay khi bạn có thai, thậm chí nói từ lúc có kế hoạch mang bầu. Bạn sẽ không cần phải tiêm insulin như cách điều trị thông thường nên đừng lo lắng.
4. Nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ
Khoảng 4% sản phụ mắc tiều đường thai kỳ ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3 (3 tháng giữa hoặc cuối chu kỳ mang thai). Biểu hiện của nó không cụ thể nên thường khó phát hiện nhưng bác sĩ (hoặc y tá) sẽ biết bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao hay không, thông qua lối sống hàng ngày (chế độ dinh dưỡng) và lịch sử sức khỏe của gia đình. Ngoài ra, khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2, bạn sẽ được làm các xét nghiệm về dung nạp glucose, xét nghiệm máu để theo dõi lượng đường trong máu.
5. Luyện tập
Nghiên cứu mới đây của Obstetrics and Gynaecology đã chỉ ra rằng việc luyện tập có thể giảm nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ. Nghiên cứu thực hiện với trên 2. 800 phụ nữ mang thai có thói quen luyện tập thể dục thường xuyên, giảm được 36%. Các bài tập cũng có tác dụng tích cực với vấn đề cân nặng của phụ nữ mang thai.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, việc tập thể dục càng sớm bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu và những bài tập đó bao gồm aerobic, bơi, đi bộ, yoga hoặc pilates. Bạn có thể lựa chọn hình thức và thời gian tập theo khả năng của mình nhưng tuyệt đối tránh các môn vận động nặng. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Theo Ngoisao
Trả lời