Những loại thực phẩm là đại kị của người bị bệnh sởi
Những món ăn Đông y cấm dùng khi mắc sởi dù là người lớn hay trẻ em
Thịt dê
Theo cuốn “Trung dược đại từ điển”, khi bị ngoại cảm – những bệnh do yếu tố thời tiết bên ngoài – cấm kỵ ăn thịt dê. Sởi cũng thuộc nhóm bệnh trên,các thành phần trong thịt dê có tính nhiệt cao, sau khi ăn người sẽ nóng lên, dễ bốc hỏa, nên đây là món ăn không phù hợp với người đang bị nóng trong, sốt, đau răng, viêm nhiệt lở loét khoang miệng, ho, có đờm vàng…
Thịt chó
Do thịt chó có tính ôn nhiệt, gây ra bốc hỏa, làm tăng triệu chứng cảm mạo, phát sốt, sinh đờm, khát nước. Nếu bị lở loét miệng mà ăn thịt chó, còn gây nóng trong, bệnh sẽ trở nên nặng hơn. Trong sách “Bản thảo cương mục” có ghi: Nhiệt bệnh ăn thịt chó sẽ gây “chết người”. Do vậy, trong thời gian bị sởi cũng như giai đoạn hồi phục, bệnh nhân tuyệt đối không được ăn thịt chó.
Trứng gà
Trứng gà không chỉ dễ gây dị ứng ở trẻ nhỏ mà còn chứa nhiều protein nên sẽ gây ra nhiệt lượng lớn. Đối với những người đang sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng và lâu khỏi.
Quế
Ngoài gây loét miệng, cinnamaldehyde trong quế có thể gây nên các triệu chứng dị ứng bao gồm sưng lưỡi hoặc nướu, cảm giác nóng rát, ngứa ở miệng và sự xuất hiện các mảng trắng trong khoang miệng. Có một nhóm thiểu số người bị dị ứng với quế các triệu chứng chảy nước mũi, nước mắt, đau mắt, thở dốc (đặc biệt là với dầu quế), đau bụng, sưng mặt hoặc tay, sốc phản vệ (nhịp tim loạn, chóng mặt, choáng, giảm huyết áp đột ngột) và buồn nôn.
Nhân sâm
Nhân sâm làm tổn thương phế âm, làm hỏa vượng thêm, tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình.
Mận, lựu
Quả mận và quả lựu có tính nóng nên ăn nhiều có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt…
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thịt mỡ, mỡ lợn, vịt quay, các loại bánh, thực phẩm chiên, rán.
Các gia vị cay, nóng
Khi bị sốt, sự trao đổi chất của cơ thể sẽ hoạt động mạnh. Gừng, ớt và nhiều gia vị quá cay, nóng khác như: Hạt tiêu, đinh hương, thì là, gừng, nghệ, hành… sẽ sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể và làm bệnh nặng thêm, ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, khi bị sởi, bệnh nhân cần tránh, không ăn cơm nếp, lạc (đậu phộng), đậu tương…
Lưu ý:
Khi phát hiện mắc sởi, tránh để bệnh nhân ra ngoài, cách ly bệnh nhân tiếp xúc với người khỏe (đặc biệt cách ly với trẻ nhỏ, người cơ địa yếu, dễ lây bệnh).
Cần điều trị sớm, chăm sóc thật tốt để bệnh nhân mau chóng hồi phục. Cho bệnh nhân uống nhiều nước, áp dụng chế độ ăn thanh đạm, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng.
Chú ý vệ sinh cơ thể, vệ sinh sạch sẽ mũi, miệng cho bệnh nhân (có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi, miệng). Phơi quần áo của bệnh nhân dưới ánh nắng mặt trời.
Nhiệt độ trong phòng của bệnh nhân cần phù hợp, không quá nóng hoặc quá lạnh, ánh sáng vừa đủ, không nên quá mạnh gây chói mắt, vệ sinh không gian phòng bệnh sạch sẽ, thoáng khí, tránh gió thổi trực tiếp, tránh tiếng ồn.
Sởi là bệnh di virus gây ra, lây truyền qua đường hô hấp, thường gặp vào mùa đông xuân, chủ yếu ở trẻ nhỏ.
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 7 đến 18 ngày, trung bình 10 ngày. Thời kỳ lây truyền từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau phát ban.
Dấu hiệu mắc bệnh chủ yếu bao gồm: Sốt cao, ho, chảy mũi, viêm kết mạc, viêm đường hô hấp, phát ban đỏ.
Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng.
Trả lời