Những tác hại của trà sữa hiếm người để ý đến
Những viên trân châu được làm từ bột củ sắn, được tẩm ướp gia vị, hương liệu, phẩm màu hoàn toàn không có chất dinh dưỡng và chất xơ như bạn vẫn nghĩ.
Trà sữa trân châu là một loại đồ uống cực kỳ phổ biến ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Thức uống thơm ngon này hiện nay đang nằm ngoài “vùng phủ sóng” của các cảnh báo tiêu cực về sức khoẻ. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết: uống trà sữa thường xuyên có thể khiến bạn tăng cân, lão hoá nhanh, tổn thương gan thận, thâm chí có thể gây vô sinh.
GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG BẰNG KHÔNG
Hiện nay, để phần nào yên tâm về chất lượng của món đồ uống khoái khẩu. Nhiều người lựa chọn những thương hiệu trà sữa uy tín, hoặc tự pha chế và đinh ninh món đồ uống này hoàn toàn vô hại. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kết hợp trà và sữa là một việc làm rất phản khoa học. Sữa sẽ triệt tiêu toàn bộ công dụng của trà, các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất trong trà được biết tới là giúp tăng cường bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch. Đồng thời, trà lại đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể chúng ta kịp hấp thu.
Trong quá trình pha chế, ngoài các thành phần cơ bản như sữa tươi, trà xanh, một ly trà sữa còn chứa có thành phần không có lợi cho sức khoẻ như chất tạo ngọt và hương vị nhân tạo. Những viên trân châu được làm từ bột củ sắn sau quá trình chế biến hoàn toàn không có chất dinh dưỡng và chất xơ như bạn vẫn nghĩ.
Những viên trân châu được làm từ bột củ sắn, được tẩm ướp gia vị, hương liệu, phẩm màu hoàn toàn không có chất dinh dưỡng và chất xơ như bạn vẫn nghĩ.
LƯỢNG ĐƯỜNG QUÁ NHIỀU
Trà sữa là thức uống pha chế tại quầy, không cần dán nhãn dinh dưỡng, không cần liệt kê bảng thành phần và thậm chí có thể lách được thuế đường của nhiều quốc gia (chỉ có phạm vi điều chỉnh với các loại đồ uống bán sẵn đóng chai hoặc đóng lon). Dù nhiều người có ý thức nạp nhiều đường không tốt cho sức khỏe, nên sẽ chủ động gọi trà sữa giảm đường. Nhưng những con số giảm 75%, 50% hay 30% đường là cực kỳ mơ hồ, không một ai biết trong một cốc trà sữa thực sự có bao nhiêu gam đường?
Để giải đáp thắc mắc này, trường Cao đẳng Bách khoa Temasek Singapore đã thực hiện một nghiên cứu về lượng đường trong một ly trà sữa bình thường. Họ đã tới 6 cửa hàng trà sữa có thương hiệu nổi tiếng, mua về và kiểm tra lượng đường ẩn trong đó. Các sinh viên theo học ngành Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm Ứng dụng đã sử dụng một khúc xạ kế để đo lượng đường hòa tan trong các mẫu phẩm. Kết quả gây sốc (nhưng không quá bất ngờ): Tất cả các loại đồ uống bán trong hàng trà sữa đều chứa cực kỳ nhiều đường. Chẳng hạn, một cốc trà sữa cơ bản 500 ml chứa khoảng 80 gam đường. Cùng dung tích, một cốc trà sữa đường nâu chứa tới 92,5 gam đường.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, một người trưởng thành trung bình không nên ăn quá 50 gam đường mỗi ngày. Như vậy, chỉ cần uống một cốc trà sữa trân châu 500 ml, bạn đã tiêu thụ vượt quá lượng đường cho phép trong 2 ngày.
Ngoài các vấn đề về sức khoẻ như tăng cân, mắc bệnh tiểu đường, da dẻ bị khô và lão hoá nhanh, khi bạn tiêu thụ nhiều đường trong một thời gian dài còn có nguy cơ bị rối loạn tâm lý, dẫn đến trầm cảm.
TỔN THƯƠNG GAN, THẬN VÀ GÂY VÔ SINH
Ở một số cửa hàng, trà sữa trân châu được pha chế nên từ tinh trà. Đây không phải là trà tự nhiên mà là môt loại trà tinh chế tổng hợp cùng với bột màu. Khi uống không khác gì so với trà tự nhiên nhưng tinh trà lại thuộc thành phần chất tổng hợp hóa học. Nếu dung nạp quá nhiều chất này vào cơ thể sẽ gây ra tổn thương cho gan thận về lâu dài.
Vào năm 2012, một nhóm nhà khoa học người Đức tại bệnh viện Aachen đã tìm được dấu vết của biphenyls aspolychlorin, PCB, dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans (Trans Fatty Acids). Loại axit này sẽ làm giảm lượng hormone nam giới, khống chế sức sống của tinh trùng. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, loại axit béo này còn tăng nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch, ung thư.
Trả lời