Những tác hại tiêu cực của bệnh béo phì
Có nhiều cách để nhận biết dấu hiệu cơ thể bị béo phì hay không, tiêu biểu là: theo dõi chỉ số cơ thể (BMI) và theo dõi các vùng mỡ tích tụ trên cơ thể.
Béo phì gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe, cũng như ảnh hưởng xấu đến ngoại hình. Bệnh béo phì là hậu quả của việc mô mỡ xuất hiện và tích tụ quá nhiều, tùy theo mức độ mà có thể là béo phì cục bộ hoặc toàn cơ thể. Bài viết này sẽ đưa đến bạn nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về béo phì, cùng theo dõi và phòng tránh bệnh!
Bệnh béo phì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và ngoại hình bệnh nhân
Bệnh béo phì có dấu hiệu và ảnh hưởng như thế nào
Dấu hiệu của bệnh béo phì
Có nhiều cách để nhận biết dấu hiệu cơ thể bị béo phì hay không, tiêu biểu là: theo dõi chỉ số cơ thể (BMI) và theo dõi các vùng mỡ tích tụ trên cơ thể. Chi tiết như sau:
Theo dõi chỉ số cơ thể để nhận biết bệnh béo phì: Chỉ số BMI được các bác sĩ và chuyên gia về sức khỏe sử dụng để phân tích tình hình thể trạng và xác định một người nào đó có bị béo phì hay không. Chỉ số cơ thể BMI được tính với công thức:
BMI = Cân nặng / (Chiều cao*Chiều cao)
Trong đó, chiều cao cân nặng tính bằng đơn vị kilogram (kg) và chiều cao tính bằng centimet (cm). Các mức chỉ số của BMI để nhận biết cơ thể bị béo phì mời bạn tham khảo tại bảng sau:
Điểm yếu của BMI là chỉ đưa ra chỉ số đánh giá thể trạng cơ thể ở mức chung, không thể áp dụng để đưa ra lượng mỡ trong máu – yếu tố nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tiền đề gây béo phì. BMI cũng không chính xác cho những người có thể trạng đặc biệt như vận động viên – người mang bầu – người vừa ốm dậy. Vì vậy, cần áp dụng nhiều thêm các biện pháp khác để đưa ra kết quả chính xác là có bị béo phì hay không, không nên dựa quá nhiều vào chỉ số BMI.
Theo dõi sự tích lũy mỡ ở những vùng trên cơ thể: Với những người ít vận động, dân văn phòng thì hiện tượng tích mỡ ở vùng bụng – eo thường xảy ra. Nên áp dụng chỉ số BMI kết hợp với số đo vòng bụng/mông để nhận biết dấu hiệu béo phì, nếu tỷ số bụng/mông là 0.9 ở nam, và 0.8 ở nữ, thì bạn đã bắt đầu bị béo phì và có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, mỡ máu cao, huyết áp cao.
Các dấu hiệu của béo phì thể hiện qua sức khỏe:
Suy giảm thị lực: Khi mắc bệnh béo phì, lượng đường trong máu sẽ rất cao, từ đó khiến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng, khiến thị lực suy giảm.
Cảm giác đói thường xuyên: Béo phì khiến glucose khó đi vào tế bào, từ đó ảnh hưởng quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, vì vậy cảm giác đói sẽ thường xuyên diễn ra trong ngày kể cả khi thực sự lượng thức ăn nạp vào cơ thể đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng.
Bị tê tay chân thường xuyên: Các mô mỡ quá nhiều sẽ chèn ép hệ thống mao mạch trong cơ thể, lượng đường trong máu cao khi bị béo phì cũng gây hại đến dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dể bị tê tay chân hơn người bình thường.
Rối loạn cương dương: đây là dấu hiệu thường thấy ở nam giới bị bệnh béo phì, theo thống kê thì có đến 35% – 75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương.
Các tác động trực tiếp của béo phì đến sức khỏe
Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe:
Béo phì dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể:
Bệnh hệ tim mạch: Khoa học đã chứng minh béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch như: tăng huyết áp, suy tim, suy tĩnh mạch.
Biến chứng về chuyển hóa dinh dưỡng: Các rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng khi bị béo phì gây ra nhiều bệnh lý khác như: đái tháo đường, mỡ máu cao, bệnh Gout.
Ảnh hưởng đến hoạt động cơ: Béo phì gây ảnh hưởng đến đến hô hấp và xương khớp. Người bệnh béo phì thường xuyên thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế(mỡ tích tụ khiến lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp), thoái hóa khớp (đặc biệt là ở háng và đầu gối), đau lưng, thoát bị đĩa đệm, viêm thần kinh tọa.
Béo phì là 1 bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều biến chứng và tiền đề của nhiều bệnh khác, đồng thời còn ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, gây mất tự tin và vẻ đẹp. Mọi người hãy chủ động trong phòng tránh bệnh, lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Trả lời