Những tác nhân gây nên bệnh viêm mũi dị ứng

Đối với những trường hợp có cơ địa dễ bị dị ứng cần hết sức đề phòng bệnh . Hạn chế tối đa việc nuôi các con vật trong nhà như: chó, mèo, nếu nuôi thì không nên gần giũ, không cho chúng ngủ trên giường của bạn.

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị sưng tấy và viêm do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như: thời tiết, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, độ ẩm, nhiệt độ,…

Các tác nhân kích thích gây có thể xâm nhập qua đường hô hấp, ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp. Viêm mũi dị ứng gây những khó chịu cho người bệnh trong thời gian dài. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dễ biến chứng sang một số bệnh khác như: viêm tai giữa, suyễn viêm mũi xoang,…

viem-mui_5598706

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến

Viêm mũi dị ứng phát sinh hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người lại không bị. Viêm mũi dị ứng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh gây ra rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, giấc ngủ, năng suất làm việc của người bệnh. Nếu để lâu không chữa, viêm mũi dị ứng sẽ dẫn đến viêm xoang mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

– Do hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta có vai trò chống lại những thành phần có hại cho cơ thể. Ở những người bị viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch của họ lại phản ứng quá mức đối với những thành phần hầu như vô hại như: phấn hoa, … gây ra phản ứng kích thích và viêm ở lớp niêm mạc phủ ở mũi, các xoang và mắt.

Dấu hiệu của bệnh viêm mũi dị ứng

– Thường xuyên hắt hơi và kéo dài.

– Ngứa mũi: Thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em.

– Chảy nước mũi: Chảy nước mũi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Người bệnh bị chảy nước mũi cả 2 bên, màu trong suốt, không có mùi.

– Tắc ngạt mũi: Do chảy nhiều nước mũi và sự phù nề của niêm mạc, tắc mũi hoàn toàn cả hai bên mũi, thở bằng miệng.

– Nhức đầu, uể oải, mệt mỏi, giảm khả năng lao động.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

– Đối với những trường hợp có cơ địa dễ bị dị ứng cần hết sức đề phòng bệnh viêm mũi dị ứng. Hạn chế tối đa việc nuôi các con vật trong nhà như: chó, mèo, nếu nuôi thì không nên gần giũ, không cho chúng ngủ trên giường của bạn.

– Giữ gìn vệ sinh chăn, ga, gối, đệm, bọc đệm, vải bọc ghế, màn cửa bằng cách giặt rũ. Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng, mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

– Vệ sinh răng miệng hàng ngày.

– Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá.

– Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà và khi ra đường.

– Giữ ấm cho cơ thể khi thay đổi hoặc khi chuyển mùa.

viem-mui-di-ung-va-thuoc-tri

Cách chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng

– Tỏi: Ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong , pha theo tỷ lệ 2 phần mật ong/ 1 phần dịch tỏi. Lấy bông gòn thấm (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần.

– Rượu tỏi: Tỏi đã bóc vỏ đem thái nhỏ hoặc giã, ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng, ngâm trong 10 ngày và thỉnh thoảng lắc chai rượu, rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nghệ và uống được. Dùng 2 lần vào buổi sáng và tối mỗi ngày với liều lượng khoảng 40 giọt (1 muỗm cafe).

Có thể dùng tỏi giã ra rồi lấy dịch, trộn đều với dầu vừng. Làm sạch mũi rồi dùng bông thấm thuốc này nhét vào mũi. Có thể ăn tỏi tươi để chữa viêm mũi dị ứng. Trong bữa ăn hàng ngày nên ăn 2 tép tỏi sẽ giúp tình trạng viêm mũi dị ứng được cải thiện đáng kể.

Lưu ý: Không nên ăn quá nhiều tỏi hoặc uống rượu tỏi nếu đang mắc bệnh về máu vì tỏi thể làm loãng máu. Không dùng tỏi khi đang dùng các thuốc trị bệnh tiểu đường hoặc mắc bệnh về đường tiêu hóa hay chuẩn bị phẫu thuật vì tỏi có thể ảnh hưởng đến thời gian đông máu.

Theo tapchisuckhoe

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online