Những thảo dược giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là hội chứng ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống, nhưng nó cũng có thể được kiểm soát nhờ một số thảo dược xung quanh ta.
Rối loạn tiền đình và nguy cơ cực kỳ nguy hiểm
Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn tiền đình.
Cũng tại Mỹ, Viện Quốc gia về chứng điếc và rối loạn giao tiếp khác (NIDCD) báo cáo 80% những người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do rối loạn tiền đình chiếm khoảng 50%.
Nguyên nhân thường gặp nhất của rối loạn tiền đình là do thiếu máu não và các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, nhiễm độc, chấn thương sọ não…
Thiếu máu não là do động mạch mang máu đến nuôi não bị thiểu năng bởi tình trạng xơ vữa, huyết áp thấp, thoái hóa cột sống cổ làm chèn ép mạch máu khiến não không được cung cấp đủ lượng máu.
Mạch máu não là hệ thống có cấu trúc đặc biệt phong phú để nhận tới 20-25% lượng máu cơ thể lên nuôi não. Nơi đây liên tục diễn ra quá trình chuyển hóa, trao đổi chất và vì thế, liên tục sản sinh ra các gốc tự do.
Gốc tự do tấn công lên lớp nội mạc mạch máu, làm tổn thương thành mạch, “dọn ổ” cho các chất béo, cholesterol, phospholipid lắng đọng, tạo nên những mảng xơ vữa làm lòng mạch hẹp lại, lưu lượng máu đến não giảm gây ra tình trạng rối loạn tiền đình và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Kiểm soát hội chứng rối loạn tiền đình nhờ thảo dược
Một số thảo dược dưới đây được coi là thể có tác dụng rất hiệu quả trong việc kiểm soát rối loạn tiền đình:
Rau đắng biển (Bacopa monnieri) có chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, có tác dụng gia tăng tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống oxy hóa tế bào não, giúp cho sự tỉnh táo (alertness) và nhận thức (awareness).
Tác dụng của rau đắng biển được thử nghiệm lâm sàng trên 136 người trung niên khỏe mạnh trên 55 tuổi diễn ra vào tháng 7/2005 tại Lismore, NSW, Asutralia cho thấy tác dụng cải thiện đáng kể bộ nhớ và khả năng ghi nhớ thông tin của người trung niên.
Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng lưu thông máu, trục ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau, thanh tâm, làm đầu óc thanh thản.
Những nghiên cứu cho thấy tác dụng tăng cường tuần hoàn não, trị ứ máu của Đan sâm trong y học cổ truyền với sự chẩn đoán của y học hiện đại về tác dụng điều trị viêm mạch tạo huyết khối nghẽn và huyết khối tắc mạch não. Đã điều trị 23 ca bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường với thuốc tiêm bào chế từ Đan sâm, sinh địa trong 14 lần .
Sau điều trị những triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên được cải thiện có ý nghĩa. Liệu pháp này có thời gian điều trị ngắn và hiệu quả đáng kể. Cơ chế có thể là do sự cải thiện vi tuần hoàn. (Theo Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây Thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004,tập I trang 732-735).
Cao Bạch quả (Gingko biloba L) được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa với những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, rối loạn tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai, nhức đầu. Cao bạch quả cũng điều trị bệnh ù tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái
Thử nghiệm invivo cho thấy, tác dụng trên tiền đình và thính giác của Cao bạch quả: làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch và vi tuần hoàn chung. Có tác dụng cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương tổn thực nghiệm. (TheoĐỗ Huy Bích và cộng sự, Cây Thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2004,tập I trang 154-158).
Trả lời