Những thói quen khiến não bộ thay đổi tích cực và tiêu cực nên biết
Não bộ chứa 80% là nước. Do đó, việc uống thiếu nước, thậm chí chỉ 2% lượng nước cần thiết, làm giảm hiệu quả làm việc của não bộ, dẫn đến suy giảm trí nhớ ngắn hạn và các khả năng nhận thức khác.
Dưới đây là những thói quen khiến não bộ có thể thay đổi theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Ngủ ít
Các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) đã tìm ra bằng chứng thuyết phục rằng việc thiếu ngủ có thể làm suy yếu bộ nhớ và gây bệnh Alzheimer. Trong suốt giấc ngủ ban đêm, tế bào não sẽ loại bỏ các hợp chất độc hại gây nguy hiểm cho não bộ. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, nó sẽ tàn phá các tế bào não này.
Trong suốt giấc ngủ ban đêm, tế bào não sẽ loại bỏ các hợp chất độc hại gây nguy hiểm cho não bộ. Ảnh minh họa
Căng thẳng kéo dài
Suy giảm trí nhớ, khả năng học hỏi, tự chủ là những hậu quả mà căng thẳng mạn tính gây ra. Ngoài ra, stress có thể khiến bạn khó chịu, lo lắng và thường bị phân tâm.
Não bộ chứa 80% là nước. Do đó, việc uống thiếu nước, thậm chí chỉ 2% lượng nước cần thiết, làm giảm hiệu quả làm việc của não bộ, dẫn đến suy giảm trí nhớ ngắn hạn và các khả năng nhận thức khác.
Uống thiếu nước làm giảm hiệu quả làm việc của não bộ. Ảnh minh họa
Tiêu thụ nhiều đường
Hàm lượng fructose trong đường làm chậm phát triển não bộ, giảm khả năng học hỏi, nhớ thông tin và tập trung. Điều này là do lượng đường dư thừa sẽ phá hủy các kết nối thần kinh trong não. Thay vì tiêu thụ nhiều nước ngọt, gia vị, nước sốt…, bạn nên ăn nhiều sản phẩm có chứa axit béo omega-3 như cá, quả hạch, dầu cá để ngừa các rối loạn não bộ.
Đọc báo
Theo Cheatsheet, đọc báo là một thói quen tốt, bạn không chỉ cập nhập được thông tin về những gì đang diễn ra trên thế giới mà còn học được cách đưa ra ý kiến về một vấn đề và chắp nối các dữ liệu, sự kiện lại với nhau.
Đọc báo mỗi ngày giúp bạn học cách hình thành quan điểm cá nhân và kết nối những mấu chốt của vấn đề nhìn qua tưởng như hoàn toàn rời rạc, nhưng lại hoàn toàn có logic.
Thiền
Lấy bằng chứng từ thành công của Steve Jobs, thiền định hằng ngày không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn giúp đầu óc thông minh hơn. Nhiều nghiên cứu phát hiện các nhà sư ngồi thiền thường xuyên có một sự gia tăng đáng kể chất xám trong não. Đừng quên cho bộ não cần được nghỉ ngơi và có thời gian sắp xếp lại những gì đã thu thập được trong suốt ngày dài.
Vì vậy, hãy dành thời gian thư giãn, ngồi một mình trong yên tĩnh để suy nghĩ và hít thở thật sâu. Việc đó giúp não được giảm tải và trở nên minh mẫn hơn.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp sản sinh ra Protein (BDNF) trong máu. Khi máu lên não, các tế bào sẽ hấp thụ lượng Protein này, đây là nguyên nhân để tăng cường trí nhớ và tăng sự tập trung. Một trong những thí nghiệm đáng chú ý nhất là kiểm tra độ nhớ hình ảnh trên 2 nhóm khác nhau. Kết quả cho thấy nhóm có tập thể dục trước đó ghi nhớ tốt hơn nhóm không thực hiện bất kỳ bài tập nào. Các thành viên trong nhóm này có thể tập trung vào các bức ảnh và nhắc lại chúng sau một khoảng thời gian.
Chơi nhạc
Chơi nhạc giúp tăng tính sáng tạo, kỹ năng phân tích, ngôn ngữ, toán học, và kỹ năng vận động. Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc chơi một nhạc cụ nào đó mang đến những thay đổi đáng kể trong não bộ, định hình cách não hoạt động và phát triển về mặt vật lý. Nghe và chơi nhạc không chỉ là một trải nghiệm về thính giác, mà là một trải nghiệm về vận động và đa giác quan. Nghe và chơi nhạc trong một thời gian dài có thể thay đổi cấu trúc và cách não bộ hoạt động. Âm nhạc có khả năng đặc biệt len lỏi qua các kênh trong não bộ và kết nối các vùng não bộ.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Montreal (Canada) cũng phát hiện những người chơi nhạc có khả năng xử lý thông tin đồng thời từ nhiều giác quan tốt hơn hẳn so với những người không chơi nhạc.
Trả lời