Những thực phẩm tuyệt đối cấm kỵ với người bị táo bón
Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo, làm chậm tiêu hóa và góp phần gây ra táo bón. Chất Fructans được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như bánh mì, mì ống, bánh quy giòn liên quan đến khả năng gây ra triệu chứng như đầy hơi, táo bón
Nếu không tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt, người bị táo bón có thể dẫn đến mắc bệnh trĩ. Dưới đây là một số món ăn cấm kỵ với người bị táo bón.
Chocolate
Theo Medicine Net, người bị táo bón không nên ăn chocolate, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS).
Bác sĩ Kristi King, phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng Mỹ đồng chuyên gia dinh dưỡng ở Bệnh viện Nhi Texas, cho biết hàm lượng lớn chất béo trong chocolate làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm nhu động ruột, do đó thức ăn di chuyển qua ruột cũng chậm hơn.
Sữa, pho mát
Tiêu thụ số lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Đường lactose trong sữa có thể làm tăng khí và gây đầy hơi.
Một nghiên cứu của Iran về trẻ em từ 1-13 tuổi phát hiện rằng các sản phẩm từ sữa gây táo bón cho chúng. Và khoảng 80% trẻ sau khi bỏ sữa và sản phẩm sữa bò ra khỏi chế độ ăn hàng ngày đi tiêu đều đặn hơn.
Thịt đỏ (thịt bò, thịt bê)
Có nhiều lý do để bạn nên hạn chế ăn thịt đỏ, trong đó có việc nó khiến bạn bị táo bón. Nguyên nhân là do thịt đỏ nhiều chất béo, hệ tiêu hóa sẽ mất thời gian để xử lý. Đồng thời, thịt đỏ cũng chứa sắt và các sợi protein khó tiêu hóa, gây ra và làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
Chuối xanh
Có một mối liên quan khác nhau giữa chuối và bệnh táo bón. Trong khi chuối xanh có thể gây táo bón thì chuối chín lại giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột, do đó khiến cơ thể khó tiêu hóa. Nó cũng chứa pectin giúp hút nước từ thành ruột về phía lòng ruột. Do vậy, người bệnh đang bị mất nước ăn chuối có thể làm tình trạng xấu hơn.
Rượu hoặc caffein
Uống rượu có tác động gây kiềm chế tuyến yên tiết ra hormone chống lợi tiểu (ADH). ADH tác động lên quá trình tái hấp thu nước của thận, vì vậy khi bị ức chế, nồng độ ADH giảm, thận không tái hấp thu lại nước và sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn. Tiểu nhiều có thể dẫn đến mất nước và làm cho các triệu chứng táo bón nặng hơn.
Giống như chuối, caffein có thể có tác dụng theo hai hướng. Caffein là chất kích thích có thể làm đi tiêu nhiều và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất nước, bạn có thể thấy rằng caffeine trong cà phê, trà đen, sô cô la khiến bạn bị táo bón hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo, làm chậm tiêu hóa và góp phần gây ra táo bón. Chất Fructans được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như bánh mì, mì ống, bánh quy giòn liên quan đến khả năng gây ra triệu chứng như đầy hơi, táo bón.
Người táo bón nên ăn gì để dễ nhuận tràng
– Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose) như các loại măng…
– Ăn nhiều các loại rau, củ như rau khoai lang, rau má, cà rốt…, đặc biệt rau chân vịt giúp giảm nhẹ được các triệu chứng của bệnh táo bón, nhất là chứng đau rát ở hậu môn và các khu vực xung quanh.
– Ăn nhiều hoa quả tươi, đặc biệt các loại quả nhanh nhuận tràng như chuối chín, bưởi, bơ, lê…
– Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào…
– Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây… để thúc đẩy nhu động ruột.
– Bổ sung nhóm trái cây khô như nho khô, mận khô, mơ khô hoặc chà là khô giúp trị táo bón hiệu quả.
– Mỗi ngày nên ăn tối thiểu 1 cốc sữa chua sẽ tăng cường được chức năng tiêu hóa, nhuận tràng, thông đại tiện.
– Nên uống đủ nước 2 lít/ngày giúp làm mềm thức ăn, dễ đại tiện.
– Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc…
Nguyên nhân bị táo bón có nhiều nhưng có thể chia là 3 loại:
– Do ăn uống (ăn ít xenluylô, lượng ăn quá ít, chỉ toàn thức ăn tinh, uống ít nước, ít chất dầu).
– Do tắc nghẽn ruột có tính chất cơ học (có uống trong ruột, khả năng co bóp của ruột bị liệt).
– Do thần kinh (rối loạn thần kinh chức năng, thần kinh giao cảm thành ruột có cơ năng sinh lý quá mức bình thường, làm cơ thành ruột co thắt lại gây táo).
Trả lời