Những triệu chứng âm thầm của bệnh tiểu đường
Nghe kém là triệu chứng phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường, theo thống kê, những người mắc bệnh có tỷ lệ nghe kém cao gấp hai lần ở những người bình thường.
Phần lớn mọi người chỉ biết mình đã mắc bệnh tiểu đường khi căn bệnh đã tiến triển nhanh sang các giai đoạn sau nên quá trình điều trị thường không được kịp thời.
Theo Hiệp hội giáo dục bệnh tiểu đường Mỹ (AADE), nhỏ triệu chứng-có, ngay cả những triệu chứng tưởng như nhỏ nhặt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Nguy cơ phát mắc tiểu đường tăng dần theo độ tuổi, ngay cả khi gia đình bạn không có tiền sử với căn bệnh này. Tại các nước phát triển như Mỹ, ước tính có khoảng 7 triệu người bị tiểu đường loại 2 mà không nhận ra mình đã mắc bệnh.
Dưới đây là một số triệu chứng âm thầm của bệnh tiểu đường mà bạn và người thân rất dễ bỏ qua, nhất là những người đã có tuổi (từ 45 trở lên):
Nghe và nhìn khó khăn hơn
Nghe kém là triệu chứng phổ biến ở những người bị bệnh tiểu đường, theo thống kê, những người mắc bệnh có tỷ lệ nghe kém cao gấp hai lần ở những người bình thường. Và việc tăng glucose trong máu có thể làm cho tầm nhìn của họ kém đi do tác động đến hình dạng của thủy tinh thể trong mắt.
Cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh
Tuổi tác có thể là yếu tố khiến con người chậm chạp đi một chút, nhưng nếu thường xuyên cảm thấy kiệt sức và cáu kỉnh thì lại là chuyện khác. Hãy nhanh chóng kiểm tra lại tình trạng cơ thể, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc căn bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa
Làn da không bình thường hoặc có các triệu chứng thần kinh
Khô, ngứa da có thể là do làn da của bạn không đủ độ ẩm và dưỡng chất cần thiết, ví dụ do thời tiết, hay chế độ ăn uống… nhưng cũng có thể là dấu hiệu lén lút của căn bệnh. Hãy xem xét kỹ xem có các vết tối, sẫm trên da ở quanh cổ và các bộ phận khác của cơ thể, các vết cắt hoặc bầm tím không thể lành, dấu hiệu ngứa ran và tê ở bàn tay và bàn chân. Nồng độ glucose cao quá mức có thể làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh trong cơ thể.
Luôn cảm thấy đói
Khi cơ thể không sử dụng đường hiệu quả, nó sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn. Đó chính là lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và thèm ăn, bất kể là đã ăn trước đó không lâu hay ăn một bữa hoàng tráng.
Liên tục khát nước và đi vệ sinh rất nhiều
Thực chất hai việc này có liên quan tới nhau. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể cố gắng đào thải bớt lượng đường đăng tăng cao trong máu, do đó sẽ đi tiểu thường xuyên. Khi đó, cơ thể sẽ mất rất mất nước rất nhanh, khiến bạn thấy khát nước và mệt mỏi.
Nếu phát hiện bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng kể trên, đừng tiếp tục lờ nó đi. Hãy đến bác sĩ ngay khi có thể, ít nhất là để bạn có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm nếu căn bệnh đã xuất hiện. Bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát, nhưng nhớ là cơ hội tốt nhất để bảo vệ giữ gìn sức khỏe là phải phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời.
Theo SKDS
Trả lời