Nước biến thành thứ độc dược nếu uống theo cách này
Không thải được qua thận, cơ thể tìm cách thải qua mặt da ngoài như tay chân, lưng bụng…, gây ghẻ ngứa, mụn, nhọt, chàm, vảy nến… Không may, thải qua mặt da trong như da phổi, da gan, da ruột… thì thật là phiền toái, nhẹ gọi là u, nặng gọi là ung thư….
Cơ thể không thể thiếu nước vì vậy bổ sung nước là việc làm rất quan trọng. Tuy nhiên cần biết uống nước đúng thời điểm, đúng cách để không biến nó thành độc dược.
Hại sức khỏe vì uống nước ngay sau khi tập thể thao nặng
Sau buổi tập bình thường, bạn nên uống nước. Nhưng sau 1 buổi tập cực nặng, bạn sẽ bị mất nhiều chất điện giải thông qua mồ hôi. Do đó, bạn sẽ phải bổ sung những dưỡng chất này thông qua nước dừa hay một loại nước tăng lực tự nhiên nào đó trước. Uống nước ngay sau khi tập luyện nặng sẽ không tốt cho cơ thể.
Uống nhiều nước gây hại thận và trí tuệ
Theo Đông y, thận chủ thủy, điều hòa lượng nước trong người. Trong cơ thể, thận ví như bờ đê, nước ví như dòng sông. Nước dòng sông dâng cao làm đê bị vỡ, đồng nghĩa uống nước nhiều làm thận suy yếu. Nên uống nước vừa phải để giữ sự cân bằng, tức là giữ thận khỏe mạnh. Thận còn bao gồm thận hỏa, nước nhiều làm tắt lửa (thận hỏa), gây suy thận. Khi thận bị suy, dẫn đến não bộ suy.
Não bộ suy thì trí lực giảm. Do đó, người bị suy thận không những mất đi những tố chất tốt đẹp trên mà còn gây nhiều bệnh tật như loãng xương, thoái hóa khớp, tiều đường, đau đầu, tăng huyết áp, mệt mỏi… Một quốc gia có nhiều người bị suy thận thì quốc gia đó khó phát triển mạnh được.
Theo Tây y, thận có chức năng lọc máu, tức lọc và thải ra khỏi cơ thể các chất cặn bã của sự chuyển hóa thực phẩm, các chất độc, muối khoáng dư thừa qua con đường nước tiểu. Thận thực hiện chức lọc qua những đơn vị thận (mỗi quả thận có hơn một triệu đơn vị thận), gọi nôm na là hệ thống màng lọc hoặc lưới lọc.
Lưới lọc bao gồm sợi lưới và lỗ lưới. Khi uống nước nhiều, toàn bộ tế bào trong cơ thể trương nở, làm cơ thể mập lên. Khi các tế bào trương nở kéo theo sợi lưới trương nở và lỗ lưới (lỗ lọc) nhỏ lại. Khi lỗ lưới nhỏ lại thì nước giữ lại trong cơ thể nhiều hơn. Điều này tiếp tục làm cơ thể mập lên (đây là nguyên nhân cơ thể vẫn mập dù ăn ít nhưng uống nhiều), đồng thời kéo theo tiết diện sợi lưới càng lớn hơn và lỗ lưới càng nhỏ lại. Lỗ lưới càng nhỏ thì các phân tử nước càng khó qua màng lọc và nước bị giữ lại càng nhiều trong cơ thể.
Đồng thời, các chất căn bã và chất độc có phân tử lớn hơn lỗ lọc đều được giữ lại trong thận. Một số lâu ngày lắng đọng lại thành sạn thận, gây thận suy yếu. Một số chất cặn bã và chất độc khác không lắng đọng lại trong thận được đưa lại vào cơ thể theo đường máu. Giống như hồng cầu có phân tử lớn hơn lỗ lọc, nên hồng cầu luôn được giữ lại trong máu.
Khi nước tiểu có màu đỏ có nghĩa là màng lọc thận đã bị tổn thương để lọt hồng cầu đi qua. Các chất căn bã và chất độc được giữ lại ngày một nhiều lên trong cơ thể, theo máu chu du khắp châu thân và đáp ở đâu gây đau nhức ở đó. Không thải được qua thận, cơ thể tìm cách thải qua mặt da ngoài như tay chân, lưng bụng…, gây ghẻ ngứa, mụn, nhọt, chàm, vảy nến… Không may, thải qua mặt da trong như da phổi, da gan, da ruột… thì thật là phiền toái, nhẹ gọi là u, nặng gọi là ung thư….
Trả lời