Phòng ngừa loãng xương sau khi sinh con
Dấu hiệu cơ bản của chứng loãng xương là, sau khi sinh con từ 1-2 tháng, người me bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức khắp người, nhất là khu vực vai, lưng, bàn chân… hoặc chỉ là những cơn đau lưng âm ỉ.
Nhiều người có nguy cơ hoặc đang bị loãng xương thì khả năng thiếu canxi dẫn đến loãng xương sau khi sinh hoàn toàn có thể xảy ra.
Tôi năm nay 28 tuổi, sinh con được 2 năm và tôi đang có một vẫn đề liên quan đến xương khớp, mong được bác sĩ tư vấn giúp tôi. Từ trước khi sinh con, tôi thường xuyên cảm thấy đau mỏi lưng. Tôi đi khám thì bác sĩ nói tôi có nguy cơ thiếu canxi, dễ bị loãng xương sớm nếu không bổ sung canxi kịp thời. Sau đó tôi có uống sữa hàng ngày (từ trước đến nay tôi đã rất ít khi uống sữa). Khi mang bầu, tôi uống sữa bầu nên cũng không chú ý nhiều đến vấn đề này nữa.
Mỗi lần đi khám, tôi cũng nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình từ trước. Các bác sĩ đều khuyên tôi cần chú ý để tránh loãng xương sau khi sinh.
Tôi thực sự cũng lo sợ bệnh sẽ tái phát. Vì vậy, bác sĩ cho tôi hỏi, tôi nên làm gì để phòng ngừa loãng xương sau khi sinh con. Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thu Lan)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thu Lan thân mến,
Rất nhiều người phụ nữ rơi vào tình trạng loãng xương trong lúc mang thai và sau khi sinh (thời kì cho con bú). Hầu hết các trường hợp này đều là thiếu canxi sinh lý. Dấu hiệu cơ bản của chứng loãng xương là, sau khi sinh con từ 1-2 tháng, người me bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức khắp người, nhất là khu vực vai, lưng, bàn chân… hoặc chỉ là những cơn đau lưng âm ỉ.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, cũng có nhiều người có nguy cơ hoặc đang bị loãng xương thì khả năng thiếu canxi dẫn đến loãng xương sau khi sinh hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là do: Thay đổi mật độ xương trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú; cơ thể bị tiêu hao một lượng lớn vitamin D vì phải nuôi dưỡng thai nhi; nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng lên trong thơi kì mang thai, gây ra ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu (biểu hiện là tình trạng đau lưng, mỏi khớp khi mang thai và kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh)…
Phần lớn các trường hợp loãng xương ở phụ nữ sau sinh là hội chứng loãng xương sinh lý nên tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể sau 6 – 12 tháng ngừng cho con bú. Với những trường hợp loãng xương nghiêm trọng, khi ấy bạn có thể phải sử dụng thuốc giảm đau hoặc dùng các loại thuốc uống, thuốc bổ sung vitamin D, theo điều trị và chỉ định của bác sĩ…
Để phòng ngừa loãng xương sau khi sinh con, bạn cần ung cấp đầy đủ nhu cầu canxi cho cơ thể qua ăn uống và vận động hợp lý mỗi ngày. Hàm lượng canxi trong thời gian cho con bú luôn cao hơn bình thường, khoảng 1.500mg/ngày. Bạn có thể bổ sung canxi từ các thực phẩm giàu canxi là sữa, đậu tương, lòng đỏ trứng, rau cải, cá tôm… Sau thời gian kiêng cữ sau sinh, bạn nên nhanh chóng quay lại chế độ dinh dưỡng như thường ngày, chỉ nên kiêng các chất kích thích, gia vị cay nóng, đồ uống có cồn hay thực phẩm chứa nhiều caffein…
Tắm nắng cũng là cách giúp cơ thể bạn tổng hợp vitamin D tốt đồng thời cũng ngăn ngừa được tình trạng loãng xương.
Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp công việc nhà, bao gồm cả việc chăm sóc bé một cách hợp lý để phòng tránh những cơn đau mỏi cơ do phải làm việc quá sức. Tốt nhất là bạn vẫn nên duy trì việc khám và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ liên quan đến sức khỏe xương khớp của mình trong thời gian mang thai và sau khi sinh con để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Chúc bạn vui, khỏe!
Trả lời