Phòng thoái hóa cột sống bằng cách giảm cân
Ở trẻ nhỏ, có rất nhiều sụn khớp và xương dài chưa phát triển, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của hệ cơ xương, biểu hiện cụ thể như trẻ đi lại chậm chạp, lười vận động, có thể xuất hiện bệnh thoái hóa cột sống thứ phát.
Béo phì là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mãn tính nguy hiểm như tim mạch, nội tiết, hô hấp… và hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng.
Phòng thoái hóa cột sống bằng cách giảm cân
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra những chỉ số chuẩn với cơ thể con người.
Theo đó, chỉ số cơ thể (BMI) bằng cân nặng cơ thể (kg) chia cho chiều cao bình phương (m), và phân ra các mức độ: Nếu BMI dưới 18,5kg/m2 là thiếu cân, gầy, chỉ số BMI từ 18,5-24kg/m2 là bình thường và chỉ số này từ 25-30kg/m2 là thừa cân, chỉ số BMI trên 30kg/m2 là béo phì. Các chỉ số này thấp hơn một chút khi áp dụng cho người châu Á.
Thừa cân, béo phì là nguy cơ dẫn đến bệnh tật của nhiều cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người như: Hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ nội tiết, hệ vận động, tác động về tâm lý. Trọng lượng quá lớn so với sức chịu đựng của hệ cơ xương cũng gây thoái hóa thứ phát.
Ở trẻ nhỏ, có rất nhiều sụn khớp và xương dài chưa phát triển, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của hệ cơ xương, biểu hiện cụ thể như trẻ đi lại chậm chạp, lười vận động, có thể xuất hiện bệnh thoái hóa cột sống thứ phát.
Bệnh thoái hóa cột sống gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày
Khi trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân, làm cho các khớp này sớm bị tổn thương và lão hóa nhanh.
Hậu quả là gây đau đớn và khó khăn trong quá trình vận động, sinh hoạt hàng ngày của con người. Mặt khác, người bị béo phì thường ngại vận động, ít hoạt động ngoài trời nên tiếp xúc với ít ánh nắng… Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm quá trình chuyển hóa canxi dẫn tới giảm chất lượng của xương.
Đặc biệt, nếu có bệnh đái tháo đường đi kèm các triệu chứng đau mỏi cơ xương khớp càng thêm nghiêm trọng hơn do thoái hóa khớp và tổn thương thần kinh ngoại biên.
Thoái hóa cột sống là một trong các căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Tỷ lệ giữa nam giới và nữ giới mắc căn bệnh này không chênh lệch quá lớn, nữ giới mắc thoái hóa cột sống chiếm khoảng 62%, trong khi đó tỷ lệ nam giới thấp hơn một chút, chiếm 55%.
Điều đáng nói, đây không phải là bệnh viêm nhiễm mà nguyên nhân gây bệnh là do quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp, dẫn đến tổn thương sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống, lâu ngày dẫn đến biến đổi xương dưới sụn khớp và màng hoạt dịch gây ra đau và biến dạng khớp cột sống. Điều đó cho thấy béo phì là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống. Vì vậy, nên giảm cân để phòng cân bệnh khó chịu này.
Đề phòng bệnh thoái hóa cột sống bằng dinh dưỡng hợp lý, bổ sung canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng hợp lý khác. Kết hợp với liệu pháp đi bộ và giảm cân là lời khuyên của các chuyên gia cho việc phòng căn bệnh này.
Điều trị thoái hóa cột sống
Hiện nay, việc kết hợp điều trị giữa Tây y và y học cổ truyền đang tỏ ra rất hiệu quả đối với người bị mắc bệnh thoái hóa cột sống. Với những bài tập đặc thù của vận động và tự xoa bóp, bấm huyệt hay cấy chỉ (phương pháp châm cứu mới) mang lại hiệu quả bất ngờ cho người bị thoái hóa cột sống. Các phương pháp điều trị chủ yếu được áp dụng là:
Điều trị vật lý
Đây là phương pháp sử dụng những bài tập giúp làm giãn cột sống, củng cố cơ bắp ở gần phần cột sống với mục đích là tăng độ bền và sự linh hoạt cho cột sống.
Kéo giãn cột sống giúp áp lực ở vùng cột sống bớt bị tác động nhờ việc làm tăng khoảng không cho những dây thần kinh gần cột sống. Việc điều trị bằng phương pháp vật lý cũng giúp bệnh nhân cải thiện được tư thế đứng, ngồi và kỹ năng tự làm giảm cơn đau cho mình.
Tiêm steroid
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp chích gây tê ngoài màng cứng. Chức năng của nó chỉ là tạm thời giúp làm giảm thoái hoá cột sống.
Phương pháp này cần các bác sĩ có kinh nghiệm hành nghề lâu năm cũng như phải tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng tiêm.
Sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau
Những loại thuốc thường dùng để điều trị thoái hoá cột sống gồm thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm, thuốc steroid dùng để uống và thuốc acetaminophen. Tuy nhiên, thông thường những loại thuốc không phải kê đơn có khả năng mang lại những tác dụng phụ.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị thoái hoá cột sống phụ thuộc vào mức độ và tình trạng thoái hoá của cột sống. Vì thế, bệnh nhân nên đi đo mật độ xương cũng như mức độ bị thoái hoá để giúp ích trong việc điều trị bệnh.
Theo VietNamNet
Trả lời