Sa dạ dày vì sao thường gặp ở dân văn phòng
Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Đây là một trong những chứng bệnh sa nội tạng rất thường gặp. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phầm bụng trên. Khi mắc chứng bệnh này, dạ dày sa dài đến mào chậu, gây khó khăn cho việc có bóp và tiêu hóa.
Làm việc quá nhiều, ăn uống thất thường thậm chí không có thời gian nghỉ trưa là nguyên nhân khiến dạ dày của những nhân việc văn phòng bị tổn thương nhiều hơn và sa dạ dày là một trong số đó.
Sa dạ dày là gì?
Sa dạ dày là hiện tượng dạ dày không nằm đúng vị trí của nó. Đây là một trong những chứng bệnh sa nội tạng rất thường gặp. Bình thường, dạ dày nằm chủ yếu ở phần xương sườn thứ 11 bên trái, một phần khác nằm ở phầm bụng trên. Khi mắc chứng bệnh này, dạ dày sa dài đến mào chậu, gây khó khăn cho việc có bóp và tiêu hóa.
Triệu chứng sa da dày
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của bệnh là người gầy gò, ốm yếu, thiếu sức, ăn uống kém, ngực và dạ dày đầy trướng khó chịu nhất là sau khi ăn.
Ngoài ra, sau khi ăn, bạn cảm thấy bụng như thể sa xuống và đau thắt lưng muốn ói mửa, ợ, đại tiện không bình thường, hễ nằm ngang thì cảm thấy dễ chịu.
Nguyên nhân gây bệnh sa dạ dày
Nhiều bệnh nhân mắc chứng sa dạ dày do tập luyện và vận động thái quá ngay sau khi ăn no.
Nếu tập luyện quá sức hoặc mang vác nặng lúc này, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa có thể bị đẩy xuống phía dưới, làm dạ dày phải căng ra. Lâu dần, tình trạng trên khiến dạ dày giãn ra và bị sa xuống.
Cơ thể suy nhược, gầy yếu cũng là một lý do gây ra bệnh sa dạ dày. Lúc này, các gân cơ ở bụng thường lỏng lẻo, có thể thiếu mỡ ở vách bụng, áp suất bụng giảm xuống gây sa dạ dày.
Sa dạ dày còn xảy ra với những người cân giảm quá nhanh chóng, phụ nữ sinh đẻ nhiều, người có bụng dài, hẹp.
Bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm cũng thường gặp biến chứng này. Sa dạ dày cũng có thể do siêu vi trùng gây ra. Khi đó, người bệnh có thể bị sốt, đau cơ, buồn nôn và tiêu chảy.
Những người uống nhiều thuốc co thắt, thuốc ức chế can-xi chữa cao huyết áp cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Sa dạ dày không chỉ xảy ra do các bệnh ở đường tiêu hóa. Một số bệnh như viêm đa cơ, lupus ban đỏ, khối u, đau nửa đầu, chóng mặt, bệnh nội tiết chuyển hóa, viêm đường mật, viêm tụy hay viêm da dày điều có thể dẫn đến bệnh này.
Điều trị bệnh sa dạ dày
Để phòng tránh sa dạ dày nói riêng và các bệnh liên quan đến dạ dày nói chúng, bạn cần:
– Hạn chế ăn thức ăn lạnh, cay, chua, thức ăn khó tiêu, đầy bụng. Thay vào đó, bạn chế biến món ăn dạng lỏng, mềm để dạ dày dễ co bóp và tiêu hóa. Bạn cũng nên chế biến thức ăn bằng cách luộc, hấp. Việc thường xuyên ăn đồ rán xào quá nhiều chất béo có thể khiến bệnh nặng hơn.
– Luyện tập cơ bụng: Những bài tập săn chắc cơ bụng trên và cơ bụng dưới trong khoảng 2 giờ sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả.
– Chữa bằng thuốc: Với các loại thuốc sử dụng bạn cần sự tư vấn của bác sĩ, tránh sử dụng một cách tùy tiện.
Dười đây là một bài thuốc Đông y trị sa dạ dày
– Chuối trộn mật ong: Chuối tiêu 2 quả, táo tây 2 quả, mật ong 30ml. Rửa sạch táo, chuối bỏ vỏ, xay nhuyễn, cho mật ong vào đảo đều, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
– Nước củ sen, cam thảo: Củ sen 200g, cam thảo 3g, táo 2 quả, vị thuốc bạch thược 10g. Táo, củ sen rửa sạch, cắt nhỏ, ép thành nước, bạch thược và cam thảo cho vào nồi đất cùng 300ml nước, nấu lấy nước. Trộn 2 loại nước với nhau khuấy đều để dùng, chia làm 2 lần dùng trong ngày.
– Cà rốt, rau cần: Cà rốt 400g, rau cần 200g, lá su hào 200g, táo 300g, mật ong 30 ml. Rửa sạch tất cả nguyên liệu, để ráo nước, cắt nhỏ, cho vào máy, ép lấy nước. Nếu quá đậm đặc có thể cho thêm nước vào, nếu chất xơ trong nước quá nhiều có thể vớt bỏ bớt, sau đó cho mật ong vào trộn đều là dùng được. Chia làm hai lần dùng trong ngày.
Với các bệnh liên quan đến dạ dạy bạn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Bích Huyên, công tác tại trung tâm tư vấn sức khỏe Tâm Tâm An, cho biết: Sau khi ăn, bạn cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để máu dồn nhiều về dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn.
Trả lời