Mô tả sản phẩm
Còn có tên là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây thẹn, cây tu thảo.
Tên khoa học Mimosa pudica L.
Thuộc họ Xấu hổ Mimosaceae.
Mô tả: thân nhỏ, phân nhiều nhánh, mọc thành bụi loà xoà trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc.
Phân bố: mọc hoang khắp nơi ở nước ta, không thấy ai trồng, người ta đào rễ vào quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Công dụng và liều dùng:Theo Đông y, cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc; có tác dụng thanh can hoả, an thần, tiêu tích, giải độc. Rễ xấu hổ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng chỉ khái, hoá đàm, thông kinh, hoạt lạc, hoà vị, tiêu tích.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây xấu hổ có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng Mất ngủ. Nó cũng có khả năng làm chậm thời gian xuất hiện co giật, giảm đau và giải độc axit.
Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:
– Chữa đau nhức xương: Rễ cây xấu hổ xắt thành từng miếng mỏng, phơi khô. Mỗi ngày lấy 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Cho 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia uống 2-3 lần/ngày. Sau 4-5 ngày sẽ thấy kết quả.
– Chữa viêm dạ dày mạn tính, mắt hoa, đau đầu, Mất ngủ: Rễ cây xấu hổ 10-15g, sắc với nước uống.
– Viêm khí quản mạn tính: Rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình.
– Chữa bệnh Zona: Lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.