lasake

Lá Sa kê – TCY065

100.000 VNĐ

Tên khác :
cây bánh mì

Nguồn gốc:

Sa kê được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương, ở nước ta cây sake được trồng nhiều ở phía Nam.
Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ và nhựa cây

Bộ phận dùng:

rễ, lá, vỏ và nhựa cây

Công dụng:

tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da.

 



Mô tả sản phẩm

Sa kê còn có tên gọi khác là cây bánh mì, tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm. Sa kê được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương, ở nước ta cây sake được trồng nhiều ở phía Nam.
Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu.

Theo lương y Phạm Như Tá, cây sa kê được trồng nhiều ở các tỉnh Nam bộ. Y học cổ truyền xem sa kê là một vị thuốc chữa bệnh.

Trong 100g phần quả ăn được có các chất sau: protein 1,2g %, chất béo 0,3g %, chất bột đường 23g %, chất xơ 1,34 %, chất khoáng 0,94 %, gồm kali 296mg %, calci 27mg %, magiê 26mg %, đồng 0,12mg %, sắt 0,8mg %, mangan 0,14mg % và các Vitamin B1, B2, C, PP.

Lá sa kê có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, đái tháo đường, huyết áp cao, sỏi thận, bệnh gút và viêm gan vàng da. Ngày dùng một lá, sắc uống như nước trà, nhưng chỉ dùng một tuần, lại nghỉ một tuần, không nên uống liên tục thay nước trà. Rễ sa kê có tính làm dịu, trừ ho. Vỏ cây Sa-kê có tác dụng sát khuẩn.

lasake

Ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, Đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống. Và sau đây là những tác dụng chữa bệnh của cây sake được lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược, TP.HCM) hướng dẫn như sau:

1. Chữa mụn, nhọt

Theo lương y Phạm Như Tá, lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng háng, mụn nhọt, áp xe.

2. Viêm gan

Dân gian sử dụng lá sa kê tươi đem nấu nước uống để chữa phù thũng và dùng cho người bị viêm gan. Chẳng hạn người ta dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi, 50 gr cỏ mực khô đem nấu nước chung để uống.

Lá sa kê có công dụng giải độc, tiêu viêm; vỏ thân cây có tính sát trùng; rễ có công dụng làm dịu cơn ho; phần thịt của trái sa kê được dùng làm bánh ăn rất thơm ngon.

3. Cao huyết áp

Một số trường hợp có huyết áp cao, người ta dùng 2-3 lá sa kê tươi đã vàng vừa rụng xuống, cùng 50 gr lá chè xanh và 50 gr rau bồ ngót tươi đem nấu nước uống trong ngày.

4. Chữa gout

Với bệnh gút, dùng độ 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr dưa chuột và 50 gr cỏ xước khô đem nấu nước uống trong ngày.

5. Chữa tiểu đường

Với bệnh tiểu đường (thể 2) thì lấy 100 gr lá sa kê tươi, 100 gr trái đậu bắp tươi, và 50 gr lá ổi còn non đem nấu nước để uống trong ngày.

6. Viêm gan vàng da

Những người bị viêm gan vàng da, có thể dùng lá sa kê còn tươi chừng 100g, diệp hạ châu tươi 50g, củ móp gai tươi 50g, cỏ mực khô 20-50g. Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.

7. Chữa đau răng

Khi bị đau răng, để chữa cơn đau tạm thời trước khi đến khám ở nha sĩ, có thể lấy rễ cây sa kê đem nấu nước ngậm và súc miệng./.
Lưu ý: chỉ nên dùng lá sa kê sắc uống trong trường hợp phù thũng, bí tiểu hoặc viêm nhiễm, còn bình thường không nên uống thường xuyên, nhất là uống quá nhiều sẽ không có lợi, bởi vì ngoài tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, lá sa kê còn chứa độc tính nhất định.

The Gioi Cay Thuoc

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên đánh giá “Lá Sa kê – TCY065”

Hotline 24H Mua Hang Online