Thanh nhiệt, giải độc, mát gan nhờ rau sau
Theo đông dược thì rau sam có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp lương huyết (mát máu), tiêu sưng, sát trùng, dùng chữa lở ngứa, hắc lào, kiết lỵ, chữa phụ nữ bạch đới, bệnh giun, tiểu buốt…
Một số bài thuốc:
Để chữa rôm sảy có thể dùng rau sam còn tươi, lượng vừa đủ, đem giã (hoặc xay, ép) để lấy nước cốt pha vào nước tắm.
Nếu bị kiết lỵ, thì dùng rau sam (30 gr), lá mơ lông (20 gr), cỏ seo gà (20 gr), cam thảo đất (16 gr). Đem tất cả sắc uống ngày 1 thang.
– Chữa quai bị, có thể dùng rau sam tươi đem giã nát rồi đắp vào chỗ sưng đau.
– Chữa da bị ghẻ lở, có thể dùng rau sam (30 gr), lá xoan 20 gr, lá đào 10 gr. Các loại lá trên đem rửa sạch, giã nhỏ cho vào lọ ngâm với 3 chén rượu, ngâm sau một đêm thì có thể dùng được. Dùng thoa vào nơi bị ghẻ lở; ngày thoa 3-4 lần và nên thoa 5-7 ngày liền như vậy. Với người bị ghẻ lở còn có thể dùng một ít lá khế nấu nước tắm hằng ngày.
– Chữa hắc lào thì dùng rau sam 40 gr, củ riềng 20 gr, vỏ chuối xanh 15 gr. Cả 3 thứ rửa sạch giã nát vắt lấy nước thoa vào chỗ đau, ngày thoa vài lần.
– Chữa viêm tuyến vú (dạng nhẹ) có thể dùng rau sam 50 gr, cát tiêu 6 gr đem giã nát, đắp vào chỗ đau.
– Chữa bạch huyết cấp tính có thể dùng rau sam 20 gr, a giao (cao da trâu), bạch chỉ 12 gr, hà thủ ô 16 gr. Đem tất cả nấu uống ngày 1 thang.
Để hỗ trợ trong điều trị viêm ruột cấp tính, có thể dùng rau sam tươi ép lấy khoảng nửa chén nước, rồi đem nấu cho nóng lên (gần sôi), sau đó uống lúc còn âm ấm, dùng hết trong ngày.
Nếu bị tình trạng tiểu ra máu, có thể dùng rau sam 60 gr, mã đề 7 cây. Đem sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 3 ngày, lúc uống kiêng thức ăn cay.
Bị rắn cắn (thể nhẹ), có thể dùng rau sam lượng vừa phải, giã nát đắp lên vết rắn cắn. Ngày thay thuốc 2-3 lần.
Một số trường hợp bị áp xe phổi, người ta còn dùng một ít rau sam giã nát (lấy khoảng nửa lít nước) đem hòa với 50 ml mật ong, rồi đem nấu (lửa nhỏ) để cô lại thành dạng cao, mỗi lần dùng uống 5-6 gr, ngày uống 3 lần với nước ấm.
Trả lời