Tiến triển của bệnh viêm khớp

hay còn gọi là xương thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên trở lên do phần sụn của khớp xương ngày càng mòn mà đôi khi không có .

Viem-khop-Dang-lo-hay-dang-so-1

Cần phân biệt hai dạng viêm khớp, phổ biến là “viêm khớp sơ đẳng” làm ảnh hưởng đến khớp xương ở tay, đầu gối, hông, thường gặp ở những phụ nữ quá mập hoặc do yếu tố di truyền. Dạng thứ hai là “viêm khớp thứ cấp”, chịu ảnh hưởng từ hậu quả của những chấn thương hoặc do bị giải phẫu phần xương hông, nhiều trẻ lúc sinh ra bị trật khớp hông.
Nghiên cứu cho biết, trong 1/3 số người bị viêm khớp xương tay và 2/3 số bị viêm phần đầu gối đều có tiền sử gia đình. Phụ nữ thời kỳ mãn kinh cũng thường bị viêm khớp tay và đầu gối, trường hợp này vẫn chưa xác định được nguyên do, mặc dù luôn có những kiểm chứng về thành phần hormone.

Tiến triển của bệnh

Giai đoạn 1: Xuất hiện cơn đau và tê cứng ở khớp xương và sau đó sưng phồng lên.

Giai đoạn 2: Phát ra tiếng kêu răng rắc từ các khớp xương do cọ xát vào nhau mà đôi khi lại không gây khó chịu. Tuy nhiên, những tiếng lách cách từ đầu gối chưa hẳn là dấu hiệu bệnh.

Giai đoạn 3: Phần sụn mỏng dần, ngay cả lớp sụn bao bọc phần xương và bên trong các khớp cũng bị bào mòn và yếu đi, gây khó khăn khi xương cọ xát vào nhau và đồng thời ngăn chặn nguồn dưỡng chất đến từ chất đệm khớp dịch nhờn. Lúc đó, cơ thể sẽ cố gắng bù vào phần sụn hao hụt bằng phần xương bên dưới dày hơn và phần khớp dẹt ra để giúp các khớp trở nên nhẹ nhàng hơn.

Giai đoạn 4: Khi phần sụn tiếp tục bị gãy thì khoảng cách các xương trở nên hẹp lại. Cùng lúc đó, lớp màng mỏng quanh khớp xương sẽ sưng lên và tiết nhiều dịch làm các khớp sưng phồng và gây đau đớn.

Vào độ trung niên, các khớp nhỏ ở tay thường bị đau nhiều nhất, theo sau là cơn đau của đầu gối ở tuổi từ 50 – 60 và vị trí hông từ 60 – 70 tuổi. Vì thế, khi có nghi ngờ, cần chụp X-quang để xác định rõ .

bằng dinh dưỡng

Theo các nhà nghiên cứu Trường Đại học Y khoa Mount Sinai (Mỹ), có thể ngừa bệnh viêm khớp thông qua chế độ dinh dưỡng. Cần giảm thức ăn chiên và thức ăn chế biến sẵn làm lạnh, thay vào đó hãy ăn nhiều trái cây, rau củ quả, trong đó ưu tiên quả óc chó, quả hạnh, hạt bí.

Cần cảnh giác với những nướng và sống thường có chứa thành phần AGE, độc tố gây phát triển và làm nghiêm trọng những bệnh về thoái hóa. Hơn thế, các AGE còn gây hại cho một số protein trong cơ thể và cơ thể cần phá vỡ chúng nhờ các protein điều hòa có tác dụng kháng viêm.

AGE quá cao trong cơ thể có thể gây ra bệnh viêm khớp. Vì thế, cần nấu chín thức ăn và hạn chế đồ nướng để giảm bớt lượng AGE trong máu. Khẩu phần ăn quá nhiều đường cũng góp phần gia tăng AGE. Tốt nhất nên giảm ăn kẹo, thực phẩm chế biến sẵn, món nướng chế biến từ bột mì trắng và thức uống soda để làm dịu cơn đau.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết, một số người khi dùng nhiều chế phẩm từ sữa có thể khiến mô xung quanh các khớp bị kích ứng bởi một loại protein có trong loại thức ăn này. Một số người bị viêm khớp khi chuyển sang chế độ ăn chay thấy có kết quả rõ rệt. Do vậy, cần ưu tiên tiêu thụ nguồn protein có trong đậu hũ, đậu, bơ, quả hạnh và đậu lăng thay vì chế phẩm từ sữa và thịt.

Thuốc lá và rượu có thể gây những vấn đề về gồm cả việc tác động đến các khớp. Đặc biệt, những người nghiện thuốc lá có nguy cơ viêm khớp cao, còn những người nghiện rượu thì rất dễ mắc bệnh gút. Điều cần làm là bỏ thuốc lá và rượu, tăng cường ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục và ngủ đủ giấc.

Nhiều thực phẩm chứa hàm lượng muối và chất bảo quản cao nhằm giữ được lâu. Ở một số người dùng quá nhiều muối có thể làm khớp bị viêm tấy. Vì thế, cần giảm lượng muối ở mức hợp lý, đọc kỹ thành phần chất bảo quản và phụ gia sản phẩm khi chọn mua. Giảm muối đồng nghĩa với kiểm soát bệnh viêm khớp, vì thế tránh chọn thực phẩm chế biến sẵn.

Một số vặt và thực phẩm có chứa bắp hoặc các loại dầu chứa nhiều acid béo omega-3 có thể làm ngon miệng nhưng lại có nguy cơ gây viêm tấy khớp do quá trình chế biến. Một số nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân viêm khớp có khuynh hướng giảm nhẹ cơn đau nhờ tiêu thụ acid béo omega-3 có trong dầu cá.

hợp lý

Giữ gìn sức khỏe và thường xuyên vận động nhằm bảo vệ xương và chức năng sụn. Nên chọn những hoạt động có nhịp độ vừa phải như đi bộ, bơi, đạp xe. Tập yoga và một số vận động khác cũng làm khớp xương trở nên mềm dẻo hơn và không bị biến hóa.

Trường hợp viêm khớp do chấn thương, cần hạn chế hoạt động nặng phần khớp cũng như các cơ để tránh tổn thương nhiều hơn. Tăng cường thể lực bằng những động tác cần dồn sức nhiều trong các bài tập hằng ngày sẽ làm khỏe cơ bắp và có thể ngăn chặn viêm khớp phát triển, với điều kiện là không làm ảnh hưởng đến các phần khớp xương.

Bảo vệ khớp xương bằng cách mang giày có đế hoặc đế thấp. Chú ý tư thế khi cần nâng một vật nặng, phải giữ vững phần bụng và hạ thấp đầu gối để tránh căng xương quá sức.

Chú ý trọng lượng cơ thể bởi vì đa phần gây viêm khớp đầu gối thường xảy ra ở người thừa cân.

 

Theo alobacsi

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online