Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm phế quản

(VPQ) là một bệnh lý của đường hô hấp trong đó niêm mạc của những phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng, dày lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, sẽ gây ra ho và có thể kèm theo đờm (đàm) đặc.

Viêm phế quản (VPQ) là một bệnh lý của đường hô hấp trong đó niêm mạc của những phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng, dày lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, sẽ gây ra ho và có thể kèm theo đờm (đàm) đặc. Bệnh tiến triển theo 2 dạng: cấp tính (kéo dài ngắn hơn 6 tuần) và mạn tính (tái diễn thường xuyên trong vòng hơn 2 năm). Hơn thế, ở những người bị hen phế quản (hen suyễn) thì niêm mạc phế quản cũng sẽ bị viêm và gây ra tình trạng gọi là viêm phế quản dạng hen.

viem-phe-quan-man-tinh

VPQ cấp tính bao gồm các triệu chứng ho có đờm và đôi khi có kèm nhiễm trùng đường hô hấp trên. Tất cả nhiễm trùng này có nguyên do ban đầu là do siêu vi (virus), có khi còn do vi khuẩn. Nếu cơ địa bạn diễn ra trong tình trạng sức khỏe tốt thì niêm mạc đường hô hấp sẽ trở về bình thường sau khi phục hồi từ nhiễm trùng hô hấp kéo dài trong vài ngày.

VPQ mạn tính là bệnh tiến triển nặng và kéo dài, cần phải được đều đặn. Nếu bạn là người sử dụng thuốc lá và mắc VPQ cấp tính thì cơ thể bạn sẽ khó khỏe hơn. Thậm chí nếu một người chỉ hít một hơi ngắn thuốc lá cũng đủ làm liệt tạm thời những lông mao có tác dụng đẩy những chất kích thích, bụi và các chất đờm nhầy trong đường hô hấp ra bên ngoài. Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng thuốc lá, có nghĩa là các lông mao này tiếp tục bị tổn hại và không thể thực hiện đúng chức năng của chúng nữa, vì vậy làm gia tăng nguy cơ bùng phát bệnh VPQ mạn tính.

Ở một số người nghiện nặng, hàng loạt các lông mao sẽ bị mất chức năng. Phổi bị tắt nghẽn do nhiều đờm nhớt sẽ dễ gây nhiễm siêu vi và nhiễm khuẩn, theo thời gian sẽ làm biến dạng và tổn thương vĩnh viễn đường hô hấp trong phổi. Trường hợp tổn thương vĩnh viễn này còn được gọi là Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Lúc đó, bác sĩ sẽ đi đến một thử nghiệm để đánh giá chức năng hô hấp được gọi là phế dung kế.

VPQ cấp tính hay gặp ở cả người lớn và . Bệnh này có thể được chữa trị hiệu quả mà không cần phải nhờ đến chăm sóc y tế đặc biệt. Tuy vậy, bệnh nhân cần được đưa đến bác sĩ để được khám chữa và điều trị khi có các triệu chứng nặng nề, kéo dài, hoặc bệnh nhân bị ho ra máu. Nếu bệnh nhân bị VPQ mạn tính thì sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh lý về tim mạch cũng như các bệnh lý nặng nề về hô hấp và nhiễm trùng. Vì vậy bệnh nhân cần được bác sĩ theo dõi sát sao.

gây viêm khí phế quản

Những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản bao gồm:

VPQ cấp tính: Thường do viêm nhiễm ở phổi, 90% khởi nguồn từ siêu vi (virus), 10% từ vi khuẩn.

VPQ mạn tính: Thường do một hoặc nhiều yếu tố. Nhiều đợt VPQ cấp tái diễn theo thời gian sẽ gây suy yếu và gây kích thích ở phế quản, và có thể gây nên VPQ mạn tính. Ô nhiễm công nghiệp cũng là một nguyên nhân lớn. VPQ mạn tính hay gặp ở những người khai thác than, tiếp xúc thường xuyên với ngũ cốc, làm khuôn đúc kim loại, tiếp xúc hàng ngày với bụi. Nhưng tác nhân chính là nghiện thuốc lá nặng trong thời gian dài mà có thể làm kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra quá nhiều chất đờm nhầy. Các triệu chứng của VPQ mạn tính có thể gây nặng hơn nếu trong không khí có nhiều SO2 hay các chất ô nhiễm khác

Điều trị bệnh viêm phế quản như thế nào?

Điều trị thông thường cho VPQ cấp tính bao gồm nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dừng hút thuốc, tránh bị xúc động, có thể sử dụng các thuốc hít để làm dãn phế quản và có thể kèm thuốc ho. Đối với trường hợp VPQ mạn tính nặng thì sử dụng thuốc nhóm steroid đường hít hay uống để làm giảm viêm và có thể cho bệnh nhân thở oxy khi cần thiết. Ở một số người khỏe mạnh có phổi bình thường và không mắc bệnh mạn tính thì việc sử dụng kháng sinh là không cần đến, thậm chí cả khi bị nhiễm khuẩn. Ho có đờm trong VPQ cấp tính trong tất cả các trường hợp là một phản xạ tốt. Chúng giúp đẩy đờm được sản sinh ra quá nhiều trong đường hô hấp. Nhưng, nếu triệu chứng ho thật sự gây đáng lo ngại cho bệnh nhân khi ngủ hoặc gây đau đớn thì bác sĩ có thể cho thêm thuốc ho. Nhưng trong đa số các trường hợp, bệnh nhân chỉ cần làm giống như chữa trị một bệnh cảm cúm thông thường là uống acetaminophen, uống nhiều nước và không điều trị nhiễm trùng.

Trong trường hợp VPQ mạn tính, bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu bác sĩ không ngăn ngừa thì bệnh nhân nên được tiêm phòng cúm và mỗi năm.Vắc-xin phòng thường là một mũi duy nhất. Một mũi vắc-xin sẽ giúp ngăn chặn bệnh nhân khỏi những chủng vi khuẩn gây bệnh phổ biến.

Không nên tự tiện mua thuốc ho ngoài quầy thuốc tây để điều trị VPQ mạn tính trừ khi đã được bác sĩ chỉ dẫn. Cũng giống với VPQ cấp tính, ho có đờm trong VPQ mạn tính cũng là điều có lợi vì giúp đẩy bớt các chất đờm trong đường hô hấp ra bên ngoài. Thực tế, đôi lúc bác sĩ kê đơn thuốc long đờm khi bệnh nhân có ho tương đối khan hoặc đờm quá đặc không thể khạc ra ngoài. Bệnh nhân cần theo dõi đờm về màu sắc, số lượng, độ đặc để có thể phát hiện tình trạng nhiễm trùng hô hấp. Lúc đó, bác sĩ có thể cho sử dụng kháng sinh phổ rộng từ 5 – 10 ngày để chữa trị nhiễm trùng.

Trong trường hợp bạn thừa cân, bác sĩ sẽ khuyên nên ăn kiêng để phòng tránh quá tải cho tim. Nếu bạn bị kèm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã được xác định thông qua kết quả không bình thường trên phế dung kế thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc dãn phế quản kháng hệ thống cholinergic. Đây là những thuốc giúp làm dãn tạm thời các phể quản bị hẹp trong phổi. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc nhóm steroid để làm dịu hiện tượng viêm trong các phế quản. Tuy nhiên phương pháp điều trị quan trọng nhất và thành công nhất cho bệnh VPQ mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là ngưng sử dụng thuốc lá. Các công trình nghiên cứu cho thấy nếu bạn ngưng hút thuốc, thậm chí khi bệnh VPQ mạn tính và viêm phổi tắc nghẽn mạn tính đang trong thời kì tiến triển thì không những giúp làm giảm đi độ nặng của các triệu chứng mà còn giúp cải thiện tiên lượng cuộc sống.

Trong trường hợp VPQ mạn tính có kèm theo bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, thì cơ thể bị suy kiệt về khả năng vận chuyển oxy từ phổi vào máu. Vì vậy bác sĩ có thể cho bạn thở oxy liên tục hoặc tùy theo nhu cầu. Các thiết bị cung cấp oxy hiện nay đang được phổ biến một cách rộng rãi. Nếu bạn dùng bình oxy tại nhà thì phải đặc biệt chú ý không được đặt thiết bị gần các chất dễ cháy nổ như rượu, xăng, các loại bình xịt… hoặc gần các nguồn nhiệt như bếp, máy sấy tóc, lò sưởi…

Chế độ điều trị tại nhà như thế nào?

VPQ cấp tính: Khi bị sốt, thở nhanh, khò khè thì bạn nên ở nhà, giữ ấm, uống nhiều nước. Không nên luôn nằm tại giường, và cũng không nên hoạt động quá nhiều. Có thể dùng bình xịt hơi hoặc cố gắng hít hơi nước nóng từ trong bình chứa đầy nước nóng.

VPQ mạn tính: Tránh tiếp xúc với nước sơn, xúc động quá mức, bụi và người đang bị cảm cúm. Có thể dùng bình xịt hơi hoặc cố gắng hít hơi nước nóng từ bình chứa đầy nước nóng, mặc đồ ấm khi trời lạnh và khô. Cố gắng bỏ hút thuốc lá.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online