Tìm hiểu về chứng đái buốt
Đái buốt (tiểu buốt) là cảm giác đau ở niệu đạo, bàng quang, mỗi khi đi tiểu. Vì có cảm giác đau buốt nên người bệnh không dám đái mạnh thành tia mà chỉ thành từng giọt rơi xuống đầu ngón chân. Ở trẻ em, mỗi khi đi tiểu phải kêu khóc nhăn nhó và thường phải xoa quy đầu ở trong lòng hai bàn tay. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây đái buốt
Người bệnh có thể có triệu chứng đái buốt nếu mắc một số bệnh sau:
Viêm bàng quang niệu đạo. Đối với phụ nữ viêm bàng quang niệu đạo thường do tạp khuẩn thường, do lậu cầu…Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh không sạch sẽ nhất là sau khi giao hợp. Chị em bị chứng đái buốt thường cảm thấy cảm giác buốt khi đi tiểu, đái rắt và đôi khi có đái ra máu. Nếu do lậu cầu sẽ bị đái ra mủ, trường hợp này thì cần phải lấy mủ soi tươi và cấy tìm vi khuẩn. Khi soi bàng quang, thấy hiện tượng chảy máu ở niêm mạc thành những chấm chảy máu, hoặc những ổ loét có mủ. Đối với nam giới, viêm bàng quang niệu đạo thường do lậu cầu và do sỏi bàng quang gây ra.
Ung thư bàng quang. Đái buốt cũng là một triệu chứng cơ bản của ung thư bàng quang, tuy nhiên đây là trường hợp rất hiếm gặp.Các triệu chứng chủ yếu bao gồm đái ra máu, đái buốt, đái rắt.
Viêm niệu đạo. Đối với nam giới viêm niệu đạo chủ yếu là do vi khuẩn lậu, còn với chị em, viêm niệu đạo có thể do một số vi khuẩn sống ở âm đạo hoặc một số vi sinh vật gây ra. Triệu chứng chủ yếu của viêm niệu đạo là đái buốt và đái ra mủ lúc đầu. Khám buổi sáng, lúc chưa đi đái, sẽ thấy mủ chảy ra ở lỗ niệu đạo ngoài, cần lấy mủ đó cấy tìm vi khuẩn ngay.
Viêm tiền liệt tuyến. Xảy ra ở nam giới, người bệnh sẽ bị đái ra mủ, thăm trực tràng thấy tiền liệt tuyến to, mềm, đau, có thể nặn ra mủ.
Chữa đái buốt bằng một số bài thuốc dân gian
Dân gian có nhiều bài thuốc hay giảm tiểu buốt, dưới đây là một số bài thuốc đã được áp dụng.
Bài 1: Củ sắn dây cạo sạch vỏ thái ra từng miếng phơi khô đem sấy giòn. Sau đó giã nhỏ đem rây cho mịn để hòa uống với đường hàng ngày như cách ta vẫn uống bột sắn sống. Loại bột này trông không trắng như bột sắn lọc nhưng mát, tốt hơn bột sắn đã lọc qua nước nhiều lần.
Bài 2: Lấy một miếng bí xanh to bằng cái bát ăn cơm, gọt bỏ vỏ ngoài, giã vắt lấy nước cốt và hòa vào đó một chút muối để uống. Hoặc hàng ngày ăn bí xanh sống, ăn liền trong mười ngày bệnh sẽ giảm. Hàng ngày có thể luộc bí xanh ăn thường xuyên và uống cả nước càng tốt.
Bài 3: Lấy một khẩu bí xanh to rửa cho sạch, cho vào nồi đất đã được rửa sạch. Lấy vung đậy lại và lấy rơm trộn với đất thó, trát cho kín chung quanh mép vung rồi chôn xuống đất phủ kín (nên chôn chỗ có bóng rợp hoặc ở trong buồng, đừng để cho nước ngấm vào). Đợi sau một tháng đào lên đem miếng bí xanh đó giã cho nhừ nát. Tiếp đo cho vào một bát nước đánh cho tan. Lấy vải thô sạch hoặc cái rá vo gạo gạn lọc lấy nước và hòa vào một chút muối để uống khi đói bụng. Nên nhịn uống một lúc cho khát rồi uống thì mau khỏi hơn.
Bài 4: Lấy một nắm to bèo cái bỏ rễ. Một nắm lá thài lài, một nắm rễ gianh, một nắm lá mã đề. Tất cả rang vàng úp xuống chỗ đất đã quét sạch, đợi cho nguội, lấy một vôc to cho vào ấm để sắc. Uống lúc gần nguội. Khi uống nên pha vào một thìa đường đen (tốt hơn đường trắng).
Bài 5: Lấy khoảng hai chục cái da màu vàng trong mề gà, rang cho cháy rồi tán cho nhỏ mịn. Chia uống làm bốn lần uống cùng nước trắng hoặc có thể uống kết hợp với những thứ ghi trên cách 4 càng tốt.
3tpharma
Trả lời