Trẻ em uống nhiều nước ngọt có nguy cơ tăng động, trầm cảm
Các nhà khoa học tìm hiểu lượng nước ngọt các em uống mỗi ngày, sau đó đưa ra bảng hỏi để khảo sát về sức khỏe tâm lý, thần kinh của các em. TS. Lars Lien và các cộng sự tại Đại học Oslo nhận ra rằng, những học sinh hay bỏ bữa sáng và bữa trưa thường là những em uống nước ngọt nhiều nhất.
Tăng động, trầm cảm, rối loạn hành vi,… là những mối nguy hiểm mà nước ngọt có thể gây ra cho người sử dụng.
Theo nghiên cứu của Hội đồng Ung thư, cứ 6 thanh niên Úc thì có 1 người uống 50 lít nước ngọt một năm.
Nghiên cứu cho thấy 17% nam thanh niên tại Úc uống ít nhất 1 lít nước ngọt một tuần còn với nữ chỉ có 10%. Có thể thấy thanh niên uống nước ngọt nhiều gấp 2 lần so với việc ăn trái cây. Các nghiên cứu từ khảo sát chế độ ăn và hoạt động của Học sinh Trung học Quốc gia đã được công bố trên tạp chí Public Health Nutrition.
Kathy Chapman, Chủ tịch Ủy ban dinh dưỡng và hoạt động thể chất của hội đồng, cho biết việc uống quá nhiều nước ngọt làm gia tăng khả năng béo phì, ung thư cũng như các bệnh mãn tính khác. Uống 1 lít nước ngọt một tuần có thể không nhiều nhưng nếu thói quen này duy trì trong một năm thì trong cơ thể sẽ hấp thụ ít nhất 5,2kg đường. Con số 5,2kg đường này chưa tính các loại nước uống khác như nước tăng lực, rượu, nước trái cây, đồ ăn vặt.
Các nhà nghiên cứu Na Uy chỉ ra rằng, thanh thiếu niên hay uống nước ngọt đóng chai dễ bị tăng động và trầm cảm hơn các trẻ em khác. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 5000 thiếu niên Na Uy trong độ tuổi 15-16 và thấy rằng có mối liên quan rõ ràng và trực tiếp giữa nước ngọt với chứng tăng động, rối loạn hành vi và các vấn đề khác về thần kinh.
Các nhà khoa học tìm hiểu lượng nước ngọt các em uống mỗi ngày, sau đó đưa ra bảng hỏi để khảo sát về sức khỏe tâm lý, thần kinh của các em. TS. Lars Lien và các cộng sự tại Đại học Oslo nhận ra rằng, những học sinh hay bỏ bữa sáng và bữa trưa thường là những em uống nước ngọt nhiều nhất.
Uống nước ngọt là thói quen gây hại cho sức khỏe của thanh niên
“Nghiên cứu học sinh lớp 10 ở Oslo, chúng tôi thấy việc thường xuyên uống nước ngọt liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về thần kinh”, báo cáo đăng trên Tạp chí Sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ (American Journal of Public Health). Mối liên quan thể hiện rõ nét về các chứng rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi và giao tiếp xã hội.
Hầu hết học sinh cho biết mỗi em uống từ 1-6 chai nước ngọt/tuần. Những em không hề uống nước ngọt có dấu hiệu bệnh tâm lý, thần kinh ít hơn hẳn những em uống ở mức trung bình. Ngược lại, những em uống nhiều nhất (hơn 6 chai/tuần) có dấu hiệu bệnh lý thần kinh lớn nhất. Đặc biệt chứng tăng động thể hiện rất rõ nét: em nào càng uống nhiều soda thì biểu hiện của chứng tăng động càng lớn.
Tăng động giảm chú ý (tên tiếng Anh là Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD) là một trong những rối loạn thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường hiếu động quá mức và khả năng tập trung kém, dẫn đến kết quả học tập giảm sút.
Những dấu hiệu nguy hiểm nhất xảy đến với nhóm thiếu niên uống từ 4 chai nước ngọt/ngày trở lên. Có 2% học sinh nằm trong số này. Nhóm nghiên cứu cho biết, có thể một số phụ gia trong nước ngọt, ví dụ caffeine cũng là thủ phạm của những dấu hiệu bệnh lý này và họ không kiểm tra các nguồn đường khác trong thực đơn hàng ngày của học sinh. Nhưng rõ ràng, nhiều học sinh uống quá nhiều nước ngọt.
Người ta khuyến cáo chỉ nên giới hạn đường ở mức 10% trong tổng số calories hấp thụ một ngày. Tuy nhiên theo nghiên cứu, 1/4 thiếu niên chỉ uống nước ngọt thôi cũng vượt quá hàm lượng đường này rồi.
Một biện pháp đơn giản và hiệu quả để giảm lượng nước ngọt mà các em uống hàng ngày là, hãy loại bỏ các máy bán nước ngọt tự động trong trường học.
Trả lời