Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường
Nếu như tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh của lối sống ít vận động, không tập thể dục, thừa cân thì tiểu đường tuýp 1 lại thường xảy ra ở những người dưới 20 tuổi và cực kỳ nguy hiểm khi bệnh nhân phải sống hầu như suốt đời với căn bệnh này.
Tiểu đường là căn bệnh phổ biến hiện nay, là nguy cơ dẫn đến các bệnh về thận, huyết áp, tim mạch… Nhận biết triệu chứng bệnh tiểu đường là điều rất quan trọng để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là tình trạng rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu khiến lượng đường trong máu cao quá mức. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bị mắc phải căn bệnh này như: do di truyền, hệ miễn dịch suy giảm, chế độ ăn uống, béo phì…
Phương pháp để chẩn đoán bệnh tiểu đường là xét nghiệm máu, thường được đo lúc cơ thể đang đói. Ở người bình thường, lượng đường huyết khoảng 99mg/dL. Còn người bị tiểu đường thì có lượng đường huyết trên 126mg/dL.
Đo lượng đường huyết để chẩn đoán có bị bệnh tiểu đường hay không
Có 2 dạng phổ biến nhất là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, ở mỗi dạng lại có triệu chứng bệnh tiểu đường khác nhau mà bạn cần biết để đi khám kịp thời.
Nếu như tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh của lối sống ít vận động, không tập thể dục, thừa cân thì tiểu đường tuýp 1 lại thường xảy ra ở những người dưới 20 tuổi và cực kỳ nguy hiểm khi bệnh nhân phải sống hầu như suốt đời với căn bệnh này.
Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường
Nhanh sụt kí: Do hormone insulin không nhận được glucozơ vào tế bào để cung cấp năng lượng, đồng thời protein trong cơ bắp bị phá hủy làm nguồn năng lượng thay thế. Bên cạnh đó, thận cũng hoạt động nhiều hơn bình thường để loại trừ lượng đường thừa, từ đó làm hao hụt calo dẫn đến cân nặng bị sụt giảm.
Da ngứa và khô: do cơ thể người bệnh xảy ra quá trình kháng insulin làm cho da dẻ trở nên khô và ngứa, nhất là ở vùng cổ và nách.
Nhiễm nấm men (candida): tình trạng ức chế miễn dịch làm cho người bệnh bị nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, dễ bị nấm men vì loại nấm này thích ứng cao với môi trường có nhiều đường.
Các vết thương chậm lành hơn: Do lượng đường cao lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch, từ đó làm cho máu khó được lưu thông giữa các bộ phận trên cơ thể, dẫn đến khi người bệnh bị các vết thương chảy máu ngoài da, nhiễm trùng,… thì những vết thương này lâu lành hơn so với những người không bị mắc tiểu đường.
Thị lực giảm: ở người bị tiểu đường thì độ khúc xạ của mắt sẽ bị thay đổi do lượng đường cao làm cho hình dạng thấu kính của mắt không còn như lúc đầu, từ đó làm cho tầm nhìn bị kém đi. Tình trạng này sẽ được cải thiện nếu bệnh thuyên giảm.
Chân tay bị tê ngứa: Lượng đường trong máu cao cũng làm ảnh hưởng xấu đến các dây thần kinh, vì thế người bệnh sẽ cảm thấy bị tê ngứa, đau rát chân tay. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài mà không điều trị thì có nguy cơ làm tổn thương vĩnh viễn các dây thần kinh.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể mắc phải một số triệu chứng bệnh tiểu đường như: hay khát nước, đi tiểu nhiều vào ban đêm, thường xuyên cảm thấy đói bụng, mệt mỏi,…
Phương pháp để các bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường cho bệnh nhân cũng tùy theo bị mắc tiểu đường tuýp 1 hay tuýp 2. Nếu là tiểu đường tuýp 1 thì thường được điều trị bằng insulin, còn tiểu đường tuýp 2 thì cần dùng thuốc hạ đường huyết. Ngoài việc điều trị phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, thì người bệnh cần thực hiện những thói quen sau đây để bệnh được nhanh thuyên giảm:
– Ăn đúng giờ, nhai kỹ khi ăn, không ăn quá no, không bỏ bữa,…
– Kiêng thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ chiên, chất béo; không uống bia rượu.
– Bổ sung thêm muối khoáng, vitamin vào khẩu phần ăn, ăn nhiều rau củ, ngũ cốc, mướp đắng, nha đam… với liều lượng hợp lý.
– Thường xuyên vận động, tập các động tác thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.
Triệu chứng bệnh tiểu đường không dễ để nhận biết nên căn bệnh này còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Để phát hiện sớm được bệnh nếu mắc phải, nhằm không để bệnh tiến triển nặng, dẫn đến thời gian điều trị lâu dài và tốn kém thì tốt nhất là bạn nên đi làm xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể.
Trả lời