Triệu chứng và cách chữa trị bệnh ho gà

Bệnh là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Biểu hiện lâm sàng của bệnh đó là những cơn ho đặc biệt. Bệnh thường xảy ra vào màu đông, và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới suy hô hấp, viêm não, tử vong.

có thể lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua nước bọt (khi ho) và nước mũi (khi hắt hơi).

Những triệu chứng của bệnh ho gà

– Tình trạng ho ở người bệnh kéo dài có thể gây cản trở quá trình hô hấp và xuất hiện chứng nôn mửa. Triệu chứng ho gà thường tiến triển nhẹ hơn ở người lớn. Việc phát hiện những triệu chứng của bệnh là việc vô cùng cần thiết.

– Giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh ho gà là ho nhẹ. Sau 7-10 ngày, tình trạng ho nặng dần theo từng cơn và kéo dài cả vài tháng nếu không điều trị. Trong thời kỳ này, trẻ em có những cơn ho kéo dài, ho không ngừng đến nôn mửa, khiến trẻ bị chảy nước mũi, nước mắt. Cơn ho dai dẳng khiến trẻ đỏ bừng mặt hay tím tái cả người do bị suy hệ thống nhô hấp, vì thế bệnh nhân có thể tử vong vì bị ngẹt thở. Sau mỗi cơn ho thường có tiếng rít và xuất hiện nhiều đờm dãi.

– Trẻ sơ sinh là đối tượng hay mắc bệnh ho gà thường nặng nề. Có những trẻ ho nhiều tới mức chảy cả máu mắt. Nguyên nhân gây tử vong ở trẻ mắc ho gà là do suy hô hấp, không đủ ôxy.

benh-ho-ga-bieu-hien-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-ho-ga

Bệnh ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp

Hậu quả của bệnh ho gà

– Bệnh ho gà khiến cơ thể bị kiệt sức, nhất là ở trẻ sơ sinh bệnh ho gà thường rất nặng nề, do sức đề kháng và sức khỏe còn yếu, chưa đủ sức để chống lại bệnh.

– Bệnh gây ra tình trạng thiếu oxy cho cơ thể dẫn tới nhiều biến chứng như: viêm não, viêm phổi, thiếu oxy não, xuất huyết kết mạc nếu không chữa trị kịp thời …

– Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa ho gà rất hiệu quả. Trẻ em cần tiêm đủ 3 mũi theo đúng lịch tiêm sẽ có khả năng phòng bệnh rất lớn, đến 90%. Còn nếu chưa chủng ngừa đủ 3 mũi thì khả năng ngừa bệnh yếu hơn hoặc nếu trẻ có mắc bệnh thì sẽ nhẹ hơn những trẻ không tiêm chủng.

– Không lại gần, tiếp xúc với những người bị ho gà. Nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.

– Cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh ho gà cho mọi người, nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo biết để cộng tác với cán bộ y tế phát hiện sớm bệnh, biết cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế cho con đi tiêm vắc xin DTP.

Trieu-chung-benh-ho-ga-o-tre

Bệnh thường xảy ra vào màu đông và cần được chữa trị kịp thời

– Bệnh nhi dưới 1 tuổi khi có biểu hiện mắc bệnh cần cho nhập viện để theo dõi cơn ho ngạt thở và ngừng thở ngạt, hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng là rất cần thiết.

– Điều trị đặc hiệu bằng erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày (trong 14 ngày) theo hưỡng dẫn của bác sĩ.

– Đối với trẻ nhỏ, mẹ phải cho ăn lỏng hoặc bú nhiều lần trong ngày. Nếu trẻ ho, nên bế trẻ ngồi dậy và nghiêng đầu về một bên. Các bà mẹ biết cách sơ cứu như hô hấp nhân tạo miệng cho trẻ khi trẻ có biểu hiện ngưng thở, cơ tránh khói bếp, nhất là khói thuốc lá.

– Không để trẻ hít phải khó thuốc, khói bếp,…

– Trong thời gian điều trị, nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo, sữa, uống nhiều nước.

Theo tapchisuckhoe

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online