Vì sao cứ về đêm tôi lại bị chuột rút?

Cẩn trọng với những nguyên nhân gây ra vào ban đêm và xem ngay cách phòng tránh

Những cơn đau cơ này có thể xuất hiện bất thường, ảnh hưởng tới bắp chân, gân kheo và bàn chân. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí BMC Family Practice vào năm 2017 cho biết, dù hầu hết người trưởng thành đều đã từng gặp phải chứng chuột rút chân, tình trạng co cơ này xuất hiện phổ biến nhất ở những người ngoài 50.

Xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục chứng chuột rút chân không hề dễ dàng như mọi người nghĩ. Scott Garrison, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư ngành y học gia đình tại Đại học Alberta cho hay, rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra nhưng lý do thực sự dẫn tới những cơn co thắt ở chân này lại khó thể xác định. Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng chuột rút ở chân vào ban đêm:

chan-rut1-1535774983469214193572
Cứng cơ

Một số nhà chuyên gia đã chỉ ra lối sống hiện đại ngày nay là một trong những lý do hàng đầu dẫn đến chứng chuột rút chân. Thời xưa, mọi người thường dành nhiều thời gian ngồi xổm nên điều này vô tình làm kéo giãn gân và cơ chân.

Rachel Straub, huấn luyện viên thể hình kiêm đồng tác giả của cuốn Weight Training Without Injury cho biết, ít vận động, dành nhiều thời gian ngồi trên ghế sẽ làm giảm độ dẻo dai, sức mạnh của cơ và gân, từ đó dễ dẫn đến chuột rút.

Các chuyên gia nhận thấy, khi nằm úp mặt trên giường, bàn chân thường để ở vị trí “gập” và các ngón chân cách xa nhau hơn bình thường. Theo Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan), khi nằm ở tư thế này một thời gian dài, bất kỳ chuyển động nhỏ nào cũng có thể gây chuột rút.

Do đó, mọi người nên điều chỉnh tư thế ngủ ở vị trí tự nhiên nhất để các ngón chân co duỗi bình thường tránh căng cứng cơ.

chan-rut2-15357749834731457285071
Thay đổi thời tiết

Một nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Y khoa Feinstein trực thuộc Trường Y Zucker ở Manhasset, New York cho thấy, chuột rút chân ban đêm phổ biến vào mùa hè hơn mùa đông. Dù không đúng với mọi trường hợp, tần suất của những cơn co thắt này có xu hướng đỉnh điểm trong giữa tháng 7 và giảm dần vào giữa tháng 1.

Chứng chuột rút chân này xuất phát từ các vấn đề về thần kinh, thay vì rối loạn cơ như mọi người lầm tưởng. Các xét nghiệm điện tâm đồ đã chỉ ra, các dây thần kinh chạy từ cột sống xuống bắp chân là nguyên nhân chính khiến chân bị chuột rút.

Các dây thần kinh làm nhiệm vụ tái tạo và sửa chữa có thể hoạt động tích cực hơn trong vào hè. Chúng có khả năng gây nên những cơn chuột rút do lượng vitamin D tăng cao khi da tiếp xúc với ánh nắng.

chan-rut3-1535774983476192358923
Mất nước

Một số bằng chứng cho thấy mất nước sẽ gia tăng nguy cơ chuột rút vào ban đêm. Michael Behringer, chuyên gia y khoa kiêm giáo sư tại Đại học Goethe ở Đức cho biết, tần suất chuột rút tăng cao trong mùa hè và thường giảm vào mùa đông.

Hiện tượng này cho thấy nhiệt độ và khả năng cân bằng nước có liên quan mật thiết tới chứng chuột rút. Mất nước ảnh hưởng tới khả năng cân bằng các chất điện giải trong máu, từ đó gây nên những cơn co thắt khó chịu này.

Tập luyện quá mức

Hoạt động cường độ cao là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chứng chuột rút chân vào ban đêm. Tạp chí Current Sport Medicine cho biết, các cơ làm việc liên tục, thiếu nghỉ ngơi có thể khiến chứng co thắt này xuất hiện. Hiện tượng chuột rút chân vào ban đêm có khả năng xảy ra ở tất cả mọi người, đặc biệt ở các vận động viên chuyên nghiệp. Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm ra biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa tình trạng này dù bổ sung nước có thể làm dịu các cơn đau.

chan-rut4-1535774983479616145429
Thiếu chất

Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, mất cân bằng canxi, magiê và kali cũng góp phần khiến những cơn chuột rút chân xuất hiện. Các chất điện giải này giúp duy trì cân bằng chất lỏng trong máu và cơ bắp.

Do đó, nếu chúng gặp vấn đề, những cơn co thắt có thể xuất hiện. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn cần được làm sáng tỏ hơn và nghiên cứu thêm để xác định rõ mối liên hệ giữa tình trạng thiếu chất với chuột rút.

Đứng thường xuyên

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người làm các công việc phải dành nhiều thời gian đứng mỗi ngày có nguy cơ bị chuột rút chân cao hơn so với người khác. Alexander Mauskop, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở New York giải thích, khi bạn đứng lâu và không di chuyển chân thường xuyên, máu và nước trong cơ thể có xu hướng chảy tới những khu vực thấp hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng chất lỏng trong cơ bắp và co rút căng cơ.

chan-rut5-1535774983484180711642
Tác dụng phụ của thuốc

Một số nghiên cứu tại Tổ chức Uqora đã chỉ ra, sử dụng thuốc lợi tiểu và thuốc hen suyễn lâu dài có nguy cơ bị chuột rút chân vào buổi đêm cao hơn bình thường. Những loại thuốc này có tác dụng kích thích các tế bào thần kinh vận động và thụ thể, từ đó gây nên những cơn co thắt cơ khó chịu.

Chuột rút chân là hiện tượng thường bắt gặp ở những phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ việc tăng cân và quá trình trao đổi chất bị gián đoạn. Ngoài ra, theo Hiệp hội Bảo vệ sức khỏe phụ nữ Hoa Kỳ, bào thai ngày càng phát triển cũng có thể tác động tới mạch máu và các dây thần kinh của người mẹ, từ đó gây chuột rút.

chan-rut6-1535774983487401478632
Một số tình trạng sức khỏe khác

Tiểu đường, cao huyết áp, viêm khớp, bệnh thần kinh và trầm cảm đều có liên quan đến chứng chuột rút ở chân. Thông thường, sử dụng thuốc là nguyên nhân khiến hiện tượng này xuất hiện như đã đề cập ở trên.

Elizabeth Halprin, chuyên gia y khoa kiêm giám đốc tại trung tâm Joslin Diabetes, Boston giải thích, tuy nhiên trong một số trường hợp, cụ thể là bệnh tiểu đường có thể gây rối loạn hoặc phá hủy các dây thần kinh dẫn đến chuột rút.

Lão hóa

Lão hóa cũng đóng một vai trò quan trọng gây chuột rút ở chân. Khi bạn tiến vào giai đoạn này, khoảng 50 tuổi, cơ thể sẽ mất dần các tế bào thần kinh vận động, từ đó những cơn co thắt cơ trở nên phổ biến hơn. Các bài tập tăng cường sức mạnh và duy trì sự cân bằng có thể giúp bảo vệ hoạt động của cơ bắp, hệ thần kinh và hạn chế tình trạng lão hóa gây chuột rút chân.

Biện pháp ngăn ngừa chuột rút chân vào ban đêm

Trong nhiều năm trước đây, các bác sĩ đã sử dụng thuốc quinine để hỗ trợ điều trị đau nhức chân. Tuy vậy, loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ nguy hiểm như tác động tới nhịp tim. Vì vậy, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người không nên sử dụng thuốc để điều trị chứng chuột rút chân. Thay vào đó, bạn nên áp dụng những biện pháp vừa đơn giản vừa an toàn và hiệu quả này:

chan-rut7-1535774983492843075736
Kéo giãn

Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2012 đã chỉ ra, những người thực hiện những bài tập giãn cơ chân và bắp chân trước khi đi ngủ sẽ giảm khoảng 59% tần suất chuột rút.

Khi những cơn co thắt xảy đến, bạn hãy kéo giãn khu vực đó để những cơn đau nhanh chóng biến mất. Nếu chuột rút xảy ra ở bàn chân và những vị trí thấp, hãy thử căng bắp chân khi đang đứng.

Áp dụng chế độ ăn cân bằng

Việc làm này sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là magiê, để ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng chất dẫn tới chuột rút. Đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám và rau lá xanh là những nguồn cung cấp lượng magiê dồi dào. Một số nghiên cứu cho thấy việc làm này có thể không hiệu quả đối với tất cả mọi người. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến các chuyên gia trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng.

chan-rut8-15357749834951734615875
Bổ sung nước

Mọi người nên cố gắng uống nhiều nước, đặc biệt vào mùa hè, khi đang đổ nhiều mồ hôi hoặc tập luyện cường độ cao. Khô miệng, đau đầu, mệt mỏi và da khô đều là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mất nước.

Ngoài ra, thay đổi màu sắc nước tiểu cũng là một trong những hiện tượng dễ nhận thấy. Nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc gần giống màu trắng cho thấy cơ thể có đủ lượng chất lỏng cần thiết. Tuy nhiên, nếu chúng chuyển sang màu vàng đậm hoặc gần với màu hổ phách, bạn hãy bổ sung nước càng sớm càng tốt.

The Gioi Cay Thuoc

Cùng Danh Mục :

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

Hotline 24H Mua Hang Online