Viêm amidan có nên cắt bỏ ?
Amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch.
Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4 – 10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.
Có nên cắt amidan không?
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm amidan?Do liên cầu tán huyết beta nhóm A gây ra viêm amidan và hay gây ra biến chứng viêm khớp cấp, viêm nội tâm mạc, bệnh van tim và gây ra viêm cầu thận.
Do vi khuẩn bạch hầu gây ra gỉa mạc làm nghẽn đường thở và tạo ra độc tố.
Viêm amidan do nấm ở người suy giảm miễn dịch.
Do viêm đường hô hấp trên, do lạnh…
Do nhiễm siêu vi, do cảm cúm.
Những quan điểm về việc cắt amidan (cắt A) Quan điểm bảo tồn (Conservation)Mỗi phần của cơ thể có chức năng riêng của mình, không có cơ quan nào thừa. A là hai khối tổ chức bạch huyết lớn nhất của vòng bạch huyết Waldeyer nên nó có vai trò rất lớn trong việc sản sinh ra các tế bào bạch cầu (lymphocyte), trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn cản không cho chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn và đường thở. A còn gián tiếp tham gia vào việc chống nhiễm khuẩn theo cơ chế miễn dịch.
Ở trẻ nhi từ 6 tháng tuổi trở đi, khi kháng thể của mẹ truyền qua rau thai hết, thì các tổ chức bạch huyết thuộc vòng Waldeyer bắt đầu hoạt động để huấn luyện và làm trưởng thành hệ miễn dịch, đối phó với vi khuẩn.
Vì vậy người ta khuyên không nên cắt A, nếu A bị viêm nên dùng thuốc nâng đỡ để bảo tồn. Khi cắt A, cơ thể sẽ giảm khả năng chống nhiễm trùng.
Quan điểm “Lò Viêm” (Local infection)Cấu trúc của tổ chức A có rất nhiều khe hốc. Trong quá trình sống cơ thể luôn luôn đấu tranh với các vi khuẩn có sẵn trong các hốc. Khi cơ thể giảm sức đề kháng: Cảm lạnh, nhiễm khuẩn lây như cúm, sởi… vi khuẩn trở nên ác tính và gây bệnh.
Quá trình viêm được phát động, nếu cơ thể thắng vi khuẩn, bệnh khỏi hẳn không để lại di chứng gì. Nếu thất bại, vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức A, tạo nên các bọc mủ. Bọc mủ ngày càng dày, nên vi khuẩn vẫn tồn tại mà không bị tiêu diệt bởi kháng sinh. Chờ khi cơ thể giảm sức đề kháng, vi khuẩn tung từng đợt vào máu, gây bệnh ở nhiều nơi, biểu hiện lâm sàng là: bệnh nhân cảm giác gai rét, ớn lạnh…
Vi khuẩn hay gặp là liên cầu bêta tan huyết nhóm A, có khả năng gây những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là vào thận, khớp, màng tim.
Theo Gia đình Việt Nam
Trả lời